Nguyên nhân và 4 cách đeo kính không bị đau tai cực đơn giản

Mắt kính là item không thể thiếu với những người bị cận hay một phụ kiện thời trang. Tuy nhiên, bạn đã biết cách đeo kính không bị đau tai hay chưa? Cùng miui tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân đeo kính bị đau tai

Mắt kính bị chật

Nguyên nhân thường gặp nhất gây đau nhức tai là sử dụng mắt kính bị chật quá lâu. Bạn sẽ cảm giác đau và khó chịu do phần đuôi kính sẽ áp mạnh vào phần da sau tai.

Nguy hiểm nhất là chúng khiến việc lưu thông máu vùng đầu giảm đi. Dẫn đến tình trạng đau, nhức đầu.

Sử dụng mắt kính bị chật trong thời gian dài khiến bạn cảm thấy khó chịu
Sử dụng mắt kính bị chật trong thời gian dài khiến bạn cảm thấy khó chịu

Mắt kính có trọng lượng nặng

Một số người bị cận quá nặng hoặc muốn kính chắc chắn hơn nên lựa chọn kính có phần gọng dày. Tuy nhiên, những mẫu kính này thường có trọng lượng nặng và dễ khiến phần gọng bị cong về đuôi kính.

Từ đó, mắt kính càng nặng thì áp lực về phần đuôi kính càng lớn. Khiến vùng vành tai của người dùng bị đau nhiều hơn.

Mắt kính gọng lớn thường có trọng lượng nặng
Mắt kính gọng lớn thường có trọng lượng nặng

Dị ứng với chất liệu kính

Tình trạng này thường xuất hiện ở những loại kính có chất liệu bằng niken, kim loại hoặc thép không gỉ. Nếu bạn đeo trong thời gian dài sẽ xuất hiện các mẩn đỏ đây ngứa và đau ở vùng tai.

Dị ứng chất liệu sản xuất kính
Dị ứng chất liệu sản xuất kính

Xương chũm quá nhạy cảm

Xương chũm nằm ở vùng xương nằm ở phía sau tai. Đối với nhiều người thì đây là vùng đặc biệt nhạy cảm và dễ bị chấn thương. Họ rất dễ bị đau nhức và khó chịu khi sử dụng kính trong thời gian dài.

Xương chũm quá nhạy cảm là một nguyên nhân khiến bạn đau nhức khi sử dụng kính
Xương chũm quá nhạy cảm là một nguyên nhân khiến bạn đau nhức khi sử dụng kính

Các cách đeo kính không bị đau vành tai

Điều chỉnh càng kính

  • Bước 1: Trước hết, bạn dùng một tay giữ thật chặt để cố định kính. Sau đó, tay còn lại gạt nhẹ nhàng bản lề kính ra ngoài.
  • Bước 2: Bạn làm tương tự với phía còn lại của kính sao cho cân bằng cả hai.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn đeo thử kính xem có thoải mái và vừa vặn hay chưa. Nếu chưa thì hãy tiếp tục điều chỉnh cho đến khi cảm thấy tốt nhất nhé!

Lưu ý: Bạn nên thực hiện một cách chậm rãi, nhẹ nhàngcẩn thận. Đặc biệt là các loại gọng cước hay gọng kính khoan. Nếu cảm thấy bản thân làm không tốt, bạn hãy đem sản phẩm đến các cửa hàng sửa chữa uy tín.

Bạn có thể đến các cửa hàng để sửa chữa gọng kính
Bạn có thể đến các cửa hàng để sửa chữa gọng kính

Điều chỉnh đuôi kính

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một một ly nước nóng.
  • Bước 2: Để phần đuôi kính vào bên trong ly và đợi trong vài phút.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn điều chỉnh đuôi kính cho đến khi đạt độ cong phù hợp. Nếu chúng vẫn làm bạn khó chịu thì tiếp tục điều chỉnh.

Lưu ý: Để tránh làm hỏng kính bạn tuyệt đối không ngâm phần mắt kính vào nước nóng. Bên cạnh đó, người dùng có thể lấy khăn sạch bọc quanh phần càng kính trong quá trình điều chỉnh để không bị bỏng.

Điều chỉnh đuôi kính nhẹ nhàng và cẩn thận
Điều chỉnh đuôi kính nhẹ nhàng và cẩn thận

Thay kính mới

Đối với những chiếc kính có gọng quá dày hoặc làm từ chất liệu gây dị ứng thì phương án tốt nhất là thay ngay kính mới. Bạn sẽ tránh được các cơn đau nhức khi mang quá lâu, đồng thời cảm giác sử dụng tốt hơn.

Khi mua, bạn nên lựa chọn thật kỹ độ dày và chất liệu gọng kính. Xem chúng có thực sự phù hợp với bản thân hay không nhé!

Thay kính mới có chất liệu và gọng kính phù hợp bản thân
Thay kính mới có chất liệu và gọng kính phù hợp bản thân

Đổi sang dùng kính áp tròng

Bạn cảm thấy quá bất tiện khi đeo kính do đau nhức xương chũm hay dị ứng chất liệu thì kính áp tròng là lựa chọn hoàn hảo. Nhưng bạn hãy đến các phòng khám y tế chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn chọn mua sản phẩm phù hợp nhất với bản thân.

Kính áp tròng vừa thẩm mỹ vừa tiện lợi
Kính áp tròng vừa thẩm mỹ vừa tiện lợi

Xem thêm:

Thông qua bài viết trên, miui đã chia sẻ đến bạn cách đeo kính không bị đau tai. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp ngay nhé. Chúc bạn tìm được chiếc kính phù hợp với bản thân.

Nội dung này có hữu ích?

Yes
No
Cảm ơn đóng góp của bạn!

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Bài viết liên quan