Các thông số trên máy chạy đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm máy chạy phù hợp nhưng thường bị nhiều người bỏ qua. Theo dõi bài viết dưới đây của MIUI để biết cách đọc và ý nghĩa của các thông số trên máy chạy bộ nhé!
Vì sao cần nắm rõ thông số trên máy chạy bộ
Đối với thông số hiển thị trên bảng điều khiển
Việc hiểu rõ các thông số trên bảng điều khiển có thể giúp bạn theo dõi mục tiêu luyện tập của bản thân, giúp bạn kiểm soát tốt hơn chế độ luyện tập, tránh tình trạng tập quá sức hay chưa đạt chỉ tiêu buổi tập. Từ đó, giúp việc tập luyện trở nên hiệu quả và an toàn hơn.
Ngoài ra, biết các thông số của bảng điều khiển là điều thiết yếu trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ, nếu bạn đang chạy quá sức, cảnh báo từ nút dừng khẩn cấp có thể giúp hạn chế chấn thương khi tập luyện.

Đối với thông số kỹ thuật của máy chạy bộ
Thông số kỹ thuật chính là cơ sở để người dùng chọn mua máy chạy bộ phù hợp. Bởi chúng thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin liên quan đến máy.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy chạy bộ với nhiều kích thước, mẫu mã, thương hiệu,…Khi đó, thông số kỹ thuật của máy sẽ là điểm quan trọng để bạn phân biệt giữa nhiều dòng máy khác nhau.

Thông thường, các loại máy có kích thước to, chiếm nhiều không gian sẽ có giá thành cao hơn những loại máy chạy cỡ trung hay mini. Do vậy, thông số kĩ thuật cũng phần nào phản ánh giá trị của sản phẩm.
Bên cạnh đó, thông số kỹ thuật còn giúp người dùng dễ lựa chọn máy chạy bộ phù hợp với bản thân hơn, nhất là đối với người mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Ví dụ, dựa vào tải trọng tối đa của máy mà bạn có thể lựa chọn máy chạy mini, cỡ trung hay cỡ lớn.

Ngoài ra, thông số kỹ thuật còn giúp bạn ước lượng khoảng không gian và vị trí phù hợp để đặt máy chạy trong nhà. Vì vậy, thông số kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn mua máy chạy bộ.

Các thông số hiển thị trên bảng điều khiển
Thời gian (Time)
Thông số thời gian cho người dùng biết họ đã tập luyện trong bao lâu kể từ khi khởi động máy. Điều này cho phép bạn đánh giá xem cần bao lâu để hoàn thành một bài tập hoặc mất bao lâu để chuyển sang bài tập tiếp theo, giúp bạn tối ưu hóa quá trình đốt cháy mỡ thừa.

Lượng calo tiêu thụ (Calories)
Thông số này đóng vai trò khá quan trọng trong việc tập luyện và chỉ được đo lường chính xác khi sử dụng máy chạy bộ hoặc thiết bị thông minh hỗ trợ. Thông số này cho biết lượng calo mà cơ thể đã tiêu thụ trong suốt quá trình luyện tập.
Bằng cách theo dõi lượng calo đã đốt cháy, bạn có thể dễ dàng tính toán lượng thức ăn cần bổ sung. Điều này giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng sau khi tập luyện và giúp bạn đạt được cân nặng mong muốn.

Độ dốc (Incline)
Sử dụng tính năng chỉnh độ dốc là một cách tuyệt vời để đốt cháy nhiều calo và xây dựng nhiều cơ bắp hơn trong mỗi lần tập luyện. Hầu hết các máy chạy bộ có cài đặt nghiêng từ 0,5% đến 15%, và 1% được xem như mặt đất, tức độ dốc bằng 0.

Tốc độ (Speed)
Đơn vị đo tốc độ chạy trên máy chạy bộ là km/h. Máy chạy bộ trên thị trường hiện nay có nhiều tốc độ từ 1 km/h đến 22 km/h. Thông số này cho biết tốc độ của người tập tại thời điểm hiện tại.

Bài tập hoặc chương trình tập (Program)
Các bài tập chạy khá đa dạng (thường là từ 8 – 12 bài tập) và được cài đặt sẵn trong máy. Trong quá trình luyện tập, bạn có thể cài đặt một hoặc một số chương trình khác nhau trong cùng một buổi chạy.

Nhịp tim (Heart rate/Pulse)
Thông số nhịp tim giúp đánh giá tình trạng tim mạch có ổn định khi tập luyện hay không. Việc luyện tập quá đà có thể gây mất cân bằng cho nhịp tim và dẫn đến tình trạng ngất xỉu.
Thông số này xuất hiện trên màn hình khi bạn chạm vào hai miếng kim loại trên tay cầm của máy chạy bộ. Các cảm biến tích hợp trên máy sẽ ghi lại nhịp tim của bạn và hiển thị thông số này trên màn hình.

Một vài thông số cần chú ý trên bộ phận máy chạy bộ
Công suất động cơ
Động cơ là bộ phận quan trọng giúp thiết bị vận hành an toàn, nhanh chóng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và số lượng người tập mà bạn có thể chọn công suất động cơ phù hợp. Ngoài ra, máy chạy có công suất lớn thường có giá thành cao hơn so với máy công suất nhỏ.
- Dưới 2 HP: thích hợp cho 1 – 2 người sử dụng.
- Từ 2 – 4 HP: phù hợp cho 4 – 6 người sử dụng hoặc sử dụng máy khoảng 8 tiếng/ngày.

Độ rộng băng tải
Để có những bước chạy thoải mái và đảm bảo an toàn khi luyện tập, bạn nên chọn máy chạy bộ có băng tải rộng, vải không trơn trượt và chống thấm nước.
Bên cạnh đó, tấm đệm phía dưới băng chạy nên được làm từ nhiều lớp cao su và da để tăng độ ổn định và giảm áp lực lên bàn chân khi chạy.
- Máy chạy có trẻ em sử dụng: Nên chọn độ rộng băng tải từ 50 đến 60cm.
- Máy chạy chỉ người lớn sử dụng: Nên chọn độ rộng băng tải từ 80 đến 100cm.

Vận tốc
Máy chạy bộ tại nhà có biên độ tốc độ từ 0.5 – 15 km/h sẽ đảm bảo sự ổn định và an toàn cho người dùng trong lúc luyện tập. Do vậy, dù di chuyển nhanh hay chậm đều rất mượt mà, được sử dụng rộng rãi trong nhiều hộ gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ.

Tải trọng tối đa
Máy chạy bộ ngày nay được thiết kế với độ nghiêng nhất định nên cần tải trọng nặng để giảm rung lắc trong quá trình sử dụng. Đồng thời, bạn nên dựa vào thông số thể chất của người dùng để lựa chọn máy có tải trọng phù hợp nhằm đảm bảo độ bền và khả năng làm việc của máy.

Các nút bấm thường sử dụng trên bảng điều khiển máy chạy bộ
Nút khởi động
Nút khởi động khá dễ nhận dạng với màu xanh đặc trưng kèm theo chữ Start trên nút. Khi nhấn nút, máy sẽ đếm ngược từ 3 đến 0.
Băng tải sau đó di chuyển chậm với tốc độ mặc định. Thông thường là 0.5 km/h đối với máy chạy bộ tại nhà và 1 km/h đối với máy chạy bộ thể dục. Lúc này, hãy bước vào và di chuyển từ từ để làm quen với nhịp độ cơ thể trước khi chọn tốc độ cao hơn.

Nút tắt máy
Nút tắt máy thường có màu đỏ với chữ Stop. Nhấn nút và thiết bị sẽ từ từ dừng lại và giảm độ nghiêng về 0 (nếu máy của bạn có điều chỉnh độ nghiêng tự động).

Nút thay đổi tốc độ
Nút này thường có ký hiệu là Speed + hoặc Speed – hoặc dấu + và dấu – tùy thiết kế của máy. Ngoài ra bạn cũng có thể điều chỉnh tốc độ trực tiếp bằng các nút số trên màn hình.

Nút thay đổi độ dốc
Nút này chỉ khả dụng trên máy chạy bộ có điều chỉnh độ dốc tự động. Sử dụng các nút này để tăng hoặc giảm nhanh chóng độ dốc theo các mức 3% – 6% – 9% – 12% – 15%.
Ngoài ra, hai nút tăng/giảm cho phép bạn tăng hoặc giảm độ nghiêng 1% mỗi lần bạn nhấn. Tương tự như các nút điều chỉnh tốc độ, các nút điều chỉnh độ dốc thường nằm bên tay lái bên trái của máy chạy bộ.

Nút chọn chương trình
Nút chọn chương trình cho phép người dùng chọn 8 – 12 chế độ (tùy theo máy) được tích hợp sẵn trên máy.

Nút Enter
Nút điều khiển này được sử dụng để chọn bài tập có sẵn hoặc bạn có thể tự thiết kế bài tập riêng của bạn dựa trên các thông số của máy chạy như tốc độ, độ dốc và thời gian. Nhấn Enter để xác nhận và bắt đầu bài tập.

Các nút khác
Máy chạy bộ điện thường được tích hợp ổ cắm jack 3.5, cổng USB để kết nối với thiết bị phát nhạc khi chạy bộ nên sẽ có thêm các nút điều chỉnh nhạc như bật/tắt nhạc, tăng/giảm âm lượng.

Lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ
- Để đảm bảo an toàn, bạn nên gắn khóa an toàn vào quần áo hoặc thắt lưng của bạn trong khi tập luyện.
- Hạn chế nhìn xuống chân khi đang chạy
- Tăng tốc từ từ cho đến khi cơ thể quen với nhịp độ chạy
- Khi xảy ra sự cố hoặc tình huống khẩn cấp, hãy nhấn ngay nút an toàn hoặc giật khóa an toàn
- Chỉ dừng đi bộ khi máy đã dừng hẳn, không nên vội vàng rời khỏi máy khi vừa chạy xong
- Nên khởi động máy trước khi bước lên thảm để tránh các sự cố tăng tốc đột ngột
- Hạn chế cho trẻ nhỏ đến gần khi có người đang sử dụng máy

Xem thêm:
- 6 lưu ý ăn uống ngày Tết khỏe mạnh, an toàn đảm bảo sức khỏe
- Tổng hợp các thông số trên máy chạy bộ mà bạn nên biết
- Cách bảo quản Vitamin D3, D3 K2 MK7 sau khi mở nắp chính xác nhất
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách đọc các thông số trên máy chạy bộ mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích giúp bạn đọc tìm mua máy chạy phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!