Nấc cụt là hiện tượng phản xạ tự nhiên thường xuyên xảy ra mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, bức bối. Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vậy trẻ sơ sinh bị nấc cụt do đâu, nên làm gì để khắc phục? Cùng MIUI.VN tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xảy ra do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành (phần cơ lớn nằm dưới đáy của khung xương sườn) và cơ liên sườn. Đối với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi, hiện tượng này có thể xảy ra với tần suất từ 4 – 60 lần/phút.
Khi bị nấc cụt, người lớn sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng ngực do các cơ co thắt không kiểm soát, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì gần như không ảnh hưởng, không gây cản trở tới hệ hô hấp, thậm chí bé vẫn có thể ngủ ngon bình thường.
Nấc cụt thông thường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên nếu hiện tượng này diễn ra liên tục và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Nhiệt độ thay đổi: Sự giảm nhiệt độ, cơ thể không được giữ ấm có thể khiến các cơ, trong đó có cơ hoành co lại, dẫn đến nấc cụt ở trẻ sơ sinh.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Khi cho trẻ bú sữa quá nhiều, bé chưa tiêu hóa kịp, axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc.
- Trẻ uống sữa không đúng cách: Bé bú bình không đúng tư thế hoặc nuốt phải không khí khi bú sữa.
- Trẻ bú sữa mẹ quá nhanh: Hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa đủ khả năng tiêu hóa kịp thời, dẫn đến trào ngược, gây nấc.
- Khi trẻ vừa khóc xong, mẹ cho bú ngay cũng có thể dẫn đến nấc.
- Nấc cụt do dị ứng: Có thể bé dị ứng với protein hoặc thành phần trong sữa công thức, sữa mẹ hoặc các thực phẩm do mẹ đã ăn, ảnh hưởng đến thực quản, gây nấc cụt.

Làm sao để hết nấc cụt ở trẻ sơ sinh?
Để nấc tự hết
Thông thường, cơ nấc cụt ở trẻ sơ sinh sẽ tự chấm dứt sau vài phút. Nếu như nấc cụt không ảnh hưởng đến bé, bé vẫn chơi, ngủ, sinh hoạt như bình thường thì mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh và chấm dứt cơn nấc cụt.

Cho bé nghỉ ngơi và ợ hơi
Nếu trẻ bắt đầu nấc cụt khi đang bú sữa, mẹ hãy tạm ngưng cho bé bú và để cho bé ợ hơi, giúp giải phóng không khí dư thừa trong cơ thể bé. Đây là biện pháp mẹ cần nắm để khắc phục hiệu quả tình trạng nấc cụt ở trẻ.

Sử dụng ti ngậm giả
Khi bé bắt đầu xuất hiện tình trạng nấc cụt, mẹ hãy thử cho bé sử dụng ti giả. Việc ngậm, mút ti giả sẽ giúp cơ hoành được xoa dịu, thư giãn, giảm co thắt cơ hoành giúp bé cải thiện cơn nấc.

Cho trẻ bú sữa
Thông thường khi người lớn bị nấc cụt, uống thêm nước là giải pháp hữu hiệu. Bố mẹ có thể áp dụng cách này với trẻ đã bắt đầu giai đoạn ăn dặm, cho bé uống từng chút nước đến khi hết nấc.
Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bố mẹ lưu ý tuyệt đối không cho uống thêm nước, thay vào đó nên cho bé bú sữa. Hãy thử cho bé bú từng chút một để cơn nấc dừng hẳn.

Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé
Đây là cách trị nấc đơn giản và hiệu quả có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh. Bạn lấy hai ngón trỏ đưa vào lỗ tai bé khoảng 30 giây, lưu ý cẩn thận, không đưa vào quá sâu, tránh làm tổn thương bé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi của bé, đồng thời nâng cằm cho miệng bé khép lại trong khoảng 2 – 3 giây. Lặp lại khoảng 15 – 20 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 giây để giúp bé điều tiết hơi thở, chấm dứt cơn nấc cụt.

Vỗ lưng cho bé
Bạn hãy để bé nằm sấp trên tay hoặc hơi ngả về phía trước, dùng tay vỗ nhẹ vào vùng lưng của bé một cách dứt khoát. Cách làm này sẽ kích thích bé ợ hơi, không khí sẽ được đẩy ra bên ngoài, từ đó bé sẽ hết nấc cụt.

Cho bé ăn một ít đường
Đối với các bé ở độ tuổi ăn dặm (khoảng từ 6 tháng tuổi), bạn có thể thử cho bé nếm một ít đường. Vị ngọt của hạt đường khi tiếp xúc với hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện tình trạng co thắt cơ hoành, giảm nấc cụt hiệu quả.

Thay đổi tư thế bú của trẻ
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể là do sai tư thế khi bú sữa, vì vậy bạn hãy đổi tay hoặc thay đổi cách bế, điều chỉnh tư thế của bé cho phù hợp để hạn chế không khí vô tình đi vào miệng bé trong quá trình bú.

Biện pháp ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Bên cạnh việc chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy lưu lại một số biện pháp phòng ngừa tình trạng nấc cụt cho con như sau:
- Giữ nhiệt độ không gian ổn định, thoáng đãng, giữ ấm đúng cách cho bé.
- Có thể sử dụng một ít dầu gió, dầu tràm thoa lên vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai,… để giữ ấm cho bé.
- Nên để nước tắm của bé không quá chênh lệch so với nhiệt độ phòng, tránh để bé tắm xong tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, co thắt cơ dẫn đến nấc cụt.
- Không nên cho bé bú quá no một lần. Có thể chia thành nhiều lần bú với lượng vừa phải. Đồng thời, không nên để bé quá đói mới cho bú.
- Nếu bé bú bình, cần chọn núm ti có kích thước phù hợp, không để bé bú quá nhanh, tránh để bé nuốt phải không khí khi bú.
- Sau khi bé bú xong, nên bế bé ở tư thế nâng cao đầu khoảng 10 phút để đẩy không khí, tránh đầy hơi, ợ hơi.

Xem thêm:
- 9 loại gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
- Nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ để bé hấp thu tốt nhất?
- Thương hiệu Babymommy có tốt không? Các sản phẩm nổi bật
Vừa rồi là những chia sẻ về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt cũng như cách khắc phục. biện pháp phòng tránh. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Đừng quên theo dõi những của đề hữu ích tại MIUI nhé!