Bột ăn dặm và cháo tươi là những món ăn không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn luôn thắc mắc rằng trẻ 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo thì tốt cho sức khỏe? Cùng MIUI.VN tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Trẻ 7 tháng sẽ ăn bao nhiêu ml cháo là tốt?
Đối với trẻ 7 tháng tuổi thì sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy vậy, thời điểm này các bé đã làm quen với việc ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng. Ở độ tuổi này thì bé vẫn nên duy trì chế độ ăn cháo bột hoặc xay nhuyễn.
Về nguyên tắc, mẹ nên tập cho bé ăn từ cháo loãng đến cháo đặc, từ ít đến nhiều. Những bữa đầu tiên, mẹ hãy cho bé ăn 1 – 2 thìa cháo loãng, sau đó tăng dần liều lượng khi bé đã quen. Lượng cháo thích hợp nhất với bé 7 tháng tuổi là từ 100 – 200ml/bữa/ngày.

Cách cho trẻ 7 tháng ăn dặm đúng
Xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp cho bé
Thời điểm 7 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa. Do đó, mẹ nên xây dựng chế độ ăn dặm thích hợp sao cho vẫn đảm bảo được lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức cần thiết trong một ngày của bé.
Dưới đây là một số gợi ý mà bố mẹ có thể tham khảo để xây dựng chế độ ăn dặm cho bé:
- Đảm bảo cung cấp đủ 5 cữ ti sữa mẹ hoặc sữa công cho bé mỗi ngày, tương đương với 770 – 950ml sữa/ngày.
- Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống khoảng 60 – 120ml nước lọc. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để đa dạng nguồn dinh dưỡng.
- Mẹ có thể cho bé ăn 2 – 3 phần yến mạch/ngày, tương đương với khoảng 1 – 2 thìa canh.
- Về nguồn thực phẩm như rau củ, trái cây thì mẹ có thể cho bé ăn 2 – 3 phần rau, 2 phần trái cây mỗi ngày để bổ sung chất xơ cho bé.
- Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển của bé. Mỗi ngày, mẹ hãy bổ sung cho trẻ 1 – 2 thìa canh khẩu phần ăn có chứa protein.

Thời gian phù hợp cho bé ăn dặm
Việc xây dựng và tập luyện cho bé một thói quen sinh hoạt, ăn uống đúng bữa, đúng giờ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của bé, giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Do đó, bố mẹ nên cho bé ăn dặm theo một khung giờ nhất định mỗi ngày.
Khung thời gian sau đây sẽ là một gợi ý để bố mẹ có thể tham khảo cho bé con nhà mình thực hiện:
- 6 giờ: Mẹ cho bé ti sữa lần đầu tiên trong ngày.
- 9 giờ: Cho bé ăn bột dặm hoặc cháo tươi.
- 10 giờ: Bổ sung cho bé 1 phần trái cây.
- 11 giờ: Cho bé ti sữa bột hoặc sữa công thức.
- 14 giờ: Cho bé ăn bột hoặc cháo.
- 16 giờ: Cho bé uống một ít nước trái cây.
- 18 giờ: Cho bé ăn bột ăn dặm hoặc cháo.
- Sau 19 giờ: Mẹ có thể cho bé bú sữa theo nhu cầu riêng của từng bé.

Một số nguyên tắc cho bé ăn dặm
Trước khi cho bé thử một món ăn mới hoặc những nguyên liệu mới vào đồ ăn dặm của bé, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
- Nên cho bé làm quen với thực phẩm mới từ 2 – 3 ngày trước khi chính thức thêm vào thực đơn ăn dặm của bé.
- Để đa dạng nguồn thực phẩm và dinh dưỡng cho bé, mẹ có thể cho trẻ thử cùng lúc nhiều món khác nhau để bé lựa chọn được món yêu thích nhất.
- Để bé dễ dàng tiếp nhận món ăn mới hơn, mẹ nên cho bé ăn vào lúc thật sự đói. Ban đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ rồi tăng dần liều lượng lên từng chút mỗi ngày.

Bé 7 tháng sẽ ăn bao nhiêu gram thịt?
Với các loại thịt như thịt bò, thịt gà thì bé trên 7 tháng tuổi mới có thể dùng được. Vì trong những loại thực phẩm có chứa nhiều protein nên khi ăn sớm sẽ dễ khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng do hệ tiêu hóa phải hoạt động quá tải.
Từ 6 – 9 tháng tuổi, mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 30 gram thịt. Giai đoạn này, bé đã có thể nhai thức ăn nên mẹ có thể làm thịt viên hoặc thái mỏng để tập phản xạ nhai nuốt của bé. Khi bé được 10 – 12 tháng thì lượng thịt sẽ tăng dần lên 50 gram.

Gợi ý 4 món cháo ăn dặm cho bé
Cháo yến mạch
Cháo yến mạch giúp bé bổ sung chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả ở bé. Để bé có thể làm quen với việc ăn cháo thì mẹ có thể bắt đầu từ món cháo này. Với cách thực hiện không quá khó và những nguyên liệu đơn giản, nấu ngay cho bé thưởng thức nhé!
Mẹ cho 30g yến mạch nấu với 100ml nước trong 2 phút, sau đó cho bí đỏ đã hấp chín vào nghiền nát, thêm 1 lát bơ và 70ml kem tươi rồi khuấy đều. Sau khi cháo nguội, mẹ cho thêm một ít dầu ăn vào trộn đều nữa là xong món cháo yến mạch đầy dinh dưỡng.

Cháo tôm bí đỏ
Tôm và bí đỏ là thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, DHA, Omega 3 tốt cho sự phát triển về thể chất của bé. Để cháo sau khi nấu được ngon hơn thì mẹ hãy ưu tiên chọn loại gạo tẻ nhé!
Sau khi vo sạch gạo tẻ thì ngâm nước trong 40 phút rồi cho lên bếp nấu đến khi chín nhừ. Lúc cháo đã chín, mẹ cho tôm tươi và bí đỏ đã được làm sạch và hấp chín vào, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Cuối cùng, thêm một dầu ô liu nữa là xong.

Cháo cá hồi
Trong cá hồi có chứa một lượng lớn Omega 3, đây là loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Cháo sẽ ngon hơn khi được dùng lúc còn ấm nóng, mẹ hãy chú ý nhiệt độ của cháo trước khi cho bé ăn.
Trước tiên, mẹ vo sạch 30g gạo rồi sau đó cho lên bếp nấu nhừ với 25ml nước. Sau khi cháo chín nhừ thì mẹ cho rau ngót và các hồi đã luộc chín vào tán nhuyễn. Mẹ khuấy nhẹ nhàng cho đến khi các nguyên liệu đã hòa vào nhau thì tắt bếp.

Cháo thịt gà và cà rốt
Để bổ sung protein và chất sắt cho bé thì mẹ có thể lựa chọn thịt gà và cà rốt. Những nguyên liệu này không quá khó ăn nên bé có thể sử dụng để làm cháo ăn dặm cho bé ở giai đoạn 7 tháng tuổi.
Mẹ nên sơ chế nguyên liệu thật sạch rồi mang gà đi xay nhuyễn, xào chín. Với cà rốt, mẹ hãy xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước. Tiếp đến, mẹ dùng nước lọc hòa tan 20g bột gạo rồi cho lên bếp nấu với lửa vừa, sau đó cho hỗn hợp gà và cà rốt vào nấu chín nữa là xong.

Những điều mẹ cần nhớ khi chế biến cháo cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi
Chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng
Để đảm bảo cháo ăn dặm không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé thì mẹ nên chọn những thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh. Vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn yếu, mẹ nên chọn những thực phẩm hữu cơ lành tính để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Chế biến hợp lý
Cách chế biến cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giúp bé ăn ngon miệng hơn. Trong thời điểm 7 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn, tránh lợn cợn khiến bé khó nuốt dẫn đến nôn trớ, khó tiêu.

Cân đối thực phẩm và sử dụng liều lượng hợp lý
Bởi vì trong giai đoạn này bé mới chỉ làm quen với việc ăn uống, do đó mà mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều. Mẹ cần cho bé ăn từ ít đến nhiều và cần có thời gian để bé thích nghi với những loại thực phẩm mới.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng ăn dặm cũng cần kết hợp đầy đủ 4 nhóm yếu tố như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị một thực đơn ăn dặm khoa học, đa dạng thực phẩm và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
- Bố mẹ nên cho bé nếm thử và ăn từng chút một trong thời gian đầu. Nếu bé có biểu hiện thích món đó thì mẹ hãy tăng từ từ liều lượng lên cho bé.
- Khi bé có dấu hiệu chống cự, thì mẹ có thể thử dùng tay đã rửa sạch quẹt thức ăn rồi đút cho bé. Nếu bé vẫn không chịu ăn thì hãy lùi thời gian tập ăn lại từ 1 – 2 tuần.
- Vào lúc bé đã quen dần với một số loại thức ăn, thì bố mẹ có thể thêm vào những nguyên liệu mới để đa dạng khẩu vị của bé. Ngoài bột và cháo ăn dặm, mẹ cũng nên bổ sung thêm trái cây hoặc nước ép cho bé.
- Tuyệt đối không cưỡng ép bé ăn vì như vậy sẽ càng khiến bé chán ghét và chống đối việc ăn dặm hơn.
- Không nên đút muỗng vào miệng quá sâu, như vậy sẽ khiến bé sợ hãi việc ăn và nôn ói.

Xem thêm:
- 9 loại gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
- Nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ để bé hấp thu tốt nhất?
- Thương hiệu Babymommy có tốt không? Các sản phẩm nổi bật
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về vấn đề “Trẻ 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo thì tốt cho sức khỏe?” mà MIUI.VN muốn gửi đến các mẹ. Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã có thể lựa chọn cho bé con nhà một chế độ ăn uống lành mạnh và thích hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ.