Mụn đầu đen có lẽ là kẻ địch khiến nhiều bạn đau đầu khi nghĩ cách trị triệt để loại mụn này. Hôm nay, MIUI.VN sẽ hướng dẫn mẹo nặn mụn đầu đen hiệu quả tại nhà, cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Có nên nặn mụn đầu đen hay không?
Nặn mụn không điều trị tận gốc
Mụn đầu đen là một loại mụn đàn hồi và khó loại bỏ do đó nặn mụn đầu đen chỉ là biện pháp tạm thời và không thể điều trị tận gốc. Nếu bạn dùng tay để nặn mụn đầu đen thì có thể làm lỗ chân lông bị kéo giãn làm lỗ chân lông to ra.

Nguyên nhân chính gây mụn đầu đen là dầu và vi khuẩn
Bạn nặn mụn đầu đen sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển mạnh sang vùng da khác, dễ làm da hình thành thêm các sẩn mụn, mụn khác. Đặc biệt, việc làm này còn làm tăng nguy cơ hình thành sẹo trên da.

Nguy cơ kích ứng, lây lan
Khi nặn nếu làn da bị tác động sẽ khiến da trở nên kích ứng và gây viêm những vùng da có mụn. Đặc biệt, các mô ở quanh mụn đầu đen có thể trở thành các đốm đen do bị tăng thêm sắc tố sau viêm sẽ khiến da bạn ngày trở nên xấu đi.

Cách nặn mụn đầu đen an toàn cho da
Mặc dù là không nên nặn mụn đầu đen tuy nhiên nếu da nổi mụn đầu đen quá nhiều khiến da sần sùi mất thẩm mỹ thì bạn vẫn có thể nặn mụn như giải pháp tạm thời. Nhưng bạn phải biết cách nặn mụn đúng cách để không gây thâm, sẹo,…

Xác định rõ mụn đầu đen
Những chấm đen nhỏ trên 2 cánh mũi chưa chắc là mụn đầu đen bởi có khi chúng là những sợi bã nhờn tích tụ ở lỗ chân lông. Nếu chỉ là sợi bã nhờn mà bạn nặn thì có thể làm da bị tổn thương nghiêm trọng thậm chí dẫn đến nhiễm trùng da.
Mụn đầu đen hình thành chủ yếu là do bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trong lỗ chân lông làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn này có phần cồi mụn nhô lên da, màu đen và cứng. Nếu càng để lâu mụn càng to ra làm giãn nở lỗ chân lông.

Hướng dẫn nặn mụn đầu đen đúng cách
Bước 1: Khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn
Trước khi nặn mụn đầu đen bạn cần vệ sinh tay thật kỹ và khử trùng dụng cụ nặn mụn. Nếu bạn vệ sinh không kỹ sẽ làm vi khuẩn lây lan qua các biểu bì da. Vì vậy, khi nặn bạn cần mang bao tay y tế khi tự nặn mụn đầu đen.

Bước 2: Tiến hành nặn mụn
- Bạn dùng dụng cụ nặn mụn đầu đen hoặc dùng 2 ngón tay ấn, đè nhẹ lên 2 bên nốt mụn đầu đen. Bạn nên dùng khăn giấy hoặc băng gạc để chặn giữa tay và mụn đầu đen. Tuyệt đối không được ấn trực tiếp lên nốt mụn đầu đen.
- Dùng ngón tay xoa bóp nhẹ quanh lỗ mụn. Bạn phải nặn sạch cả gốc lẫn rễ để có thể loại bỏ sạch hoàn toàn mụn này. Bạn phải đợi một khoảng thời gian để da phục hồi rồi hãy thử nặn tiếp nhé.

Bước 3: Chăm sóc da sau khi nặn mụn
- Khi đã nặn xong mụn đầu đen bạn nên dùng cồn y tế để khử trùng vùng da vừa nặn mụn. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn có hại và mảnh vụn da chết của nhân mụn trong lỗ chân lông.
- Sau khi loại bỏ được nhân mụn lỗ chân lông của bạn sẽ nhỏ hơn. Do đó, bạn cần dùng toner có chiết xuất từ cây phỉ trên vùng da vừa mới nặn mụn. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại và thu nhỏ lỗ chân lông.
- Bạn tuyệt đối không dùng tay chạm trực tiếp lên vùng da mới nặn mụn đầu đen. Bụi bẩn hay bất kỳ chất kích ứng nào cũng có thể tác động lên da làm hình thành mụn đầu đen mới đấy!

Những lưu ý sau khi nặn mụn đầu đen
Khi nặn mụn đầu đen tại nhà, các bạn cần lưu ý những điều sau để tránh tình trạng thâm sẹo, sưng sấy hại da nhé!
- Cần vệ sinh da mặt, tay, dụng cụ nặn mụn trước khi nặn mụn.
- Tuyệt đối không dùng lực quá mạnh trong khi nặn mụn.
- Bạn nên nặn mụn đầu đen vào buổi tối để da có ít nhất 7 – 8 giờ để phục hồi.
- Trước 1 ngày nặn mụn đầu đen, bạn nên dùng các sản phẩm trị mụn đầu đen để đẩy mụn lên như LHA, retinoid hoặc BHA có nồng độ vừa phải.
- Bạn nên nặn mụn đầu đen 1 lần/tuần. Nếu bạn nặn mụn thường xuyên sẽ khiến da bị ửng đỏ, xót rát thậm chí khả năng đề kháng tự nhiên giảm.

Bài viết trên đã cung cấp những điều cần biết về việc nặn mụn đầu đen. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn khi nặn mụn tại nhà. Hãy cùng chờ đón bài viết tiếp theo nhé!