Có nên dùng gia vị ăn dặm cho bé? Loại nào dùng được cho bé

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nhưng có nên nêm gia vị ăn dặm cho bé? Hãy cùng MIUI.VN tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giai đoạn ăn dặm là gì?

Giai đoạn ăn dặm là thời gian bé chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức sang các đồ ăn dạng đặc hơn như cháo, bột, cơm… Bé tròn 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để ăn dặm. Do trẻ đã biết hoạt miệng, lưỡi nuốt nuốt được.

Mặc dù, giai đoạn ăn dặm là quá trình thú vị nhưng cực kỳ khó khăn với con trẻ và các bậc phụ huynh. Bố mẹ nên chuyển thức ăn từ dạng lỏng, sang dạng sệt, cuối cùng mới là dạng miếng lớn. Các bước nên diễn ra chậm rãi, thực hiện từ từ không quá vội vã.

Giai đoạn ăn dặm là gì?
Giai đoạn ăn dặm là gì?

Có nên nên thêm gia vị ăn dặm cho bé

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng món ăn dặm không có gia vị sẽ làm bé cảm thấy nhàm chán hoặc dùng bữa không ngon miệng. Nhưng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới một tuổi thì bố mẹ không nên nêm, nếm gia vị vào món ăn với lý do sau:

  • Vị giác của bé trong giai đoạn này đang phát triển nên chưa thể phân biệt được đâu là đắng, cay, ngọt, mặn.
  • Việc sử dụng gia vị cho bé khi bắt đầu ăn dặm khiến bé bị rối loạn vị giác dẫn đến biếng ăn, hấp thu kém hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe.
  • Trong trái cây, rau củ, thịt, cá đã có sẵn nhất định lượng gia vị gồm như Natri – dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện trí não của bé.
  • Hãy để bé cảm nhận hương vị tự nhiên từ các nguyên liệu thực phẩm thay vì dùng gia vị đánh lừa vị giác của bé.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ vẫn muốn dùng gia vị ăn dặm một cách an toàn cho bé dưới một tuổi thì nên sử dụng các loại dầu ăn dặm được chế tạo từ nguyên liệu tự nhiên hay hạt nêm dành riêng cho bé.

Có nên nên thêm gia vị ăn dặm cho bé
Có nên nên thêm gia vị ăn dặm cho bé

Các loại gia vị ăn dặm nên dùng cho bé

Các loại gia vị ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi

  • Dầu ăn dặm: Đây là gia vị đặc biệt quan trọng với sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của bé. Đồng thời, hỗ trợ cung cấp nguồn năng lượng hoạt động vui chơi cả ngày.
  • Dầu gấc: Một gia vị ăn dặm khác cho bé dưới 1 tuổi ăn dặm mà bố mẹ cần tham khảo là dầu gấc với màu đỏ đặc trưng, được chế biến từ quả gấc tươi chín mọng. Bổ sung thêm vitamin A và E hỗ trợ phát triển thị giác và da của trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Dầu oliu: Được chiết xuất hoàn toàn từ trái oliu nguyên chất, an toàn, tươi sạch và do người trồng lựa chọn kỹ lưỡng. Sản phẩm có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch đang phát triển của trẻ, cung cấp vitamin chất khoáng cần thiết,…
  • Dầu cá hồi: Thực phẩm giàu Omega 3 – 6 – 9 hỗ trợ phát triển trí tuệ lẫn thị giác tốt nhất trong các gia vị trong thực thực đơn ăn dặm của bé. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng dầu cá hồi hàng ngày để bổ sung vitamin cần thiết.
  • Dầu hạt óc chó: Nguyên liệu tiếp theo là dầu óc chó được làm 100% từ quả óc chó tự nhiên. Loại dầu này với thành phần chính là Omega 3 giúp trí não của bé yêu phát triển tối đa. Đặc biệt, Axit Ellagic chống oxy hóa, ung thu và nâng cao hệ miễn dịch.
  • Hạt nêm từ rau củ, thịt cá: Nguyên liệu chính để chế biến từ thịt, cá, rau củ quả và rong biển tuyệt đối an toàn cho bé. Phụ huynh có thể nêm trộn trực tiếp vào đồ ăn dặm của con.
Các loại gia vị ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi
Các loại gia vị ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi

Các loại gia vị ăn dặm cho bé trên 1 tuổi

  • Hạt nêm ăn dặm: Gia vị rất giàu muối iot, chất xơ, natri, các khoáng chất và vitamin cực kỳ quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ dưới một tuổi nếu không bổ sung đủ lượng iot có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
  • Bột súp ăn dặm: Giúp bé dễ dàng làm quen với các thực phẩm và hương vị khác nhau như bí ngô, đậu Hà Lan, cà rốt, các loại hải sản, thịt,… Trở thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển sau này của bé.
Các loại gia vị ăn dặm cho bé trên 1 tuổi
Các loại gia vị ăn dặm cho bé trên 1 tuổi

Các loại gia vị cần tránh khi cho bé ăn dặm

Bột ngọt

Tuyệt đối không nên nêm bột ngọt trong bữa ăn dặm của bé dưới một tuổi. Hàm lượng Natri quá cao trong nguyên liệu này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con, trong thời gian dài có thể gây cảm giác khó chịu.

Bột ngọt
Bột ngọt

Rượu

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoàn toàn không thích hợp để tiếp xúc hay sử dụng bất kỳ thực phẩm, nguyên liệu chứa cồn. Phụ huynh đừng để bé tiếp xúc dù một chút.

Rượu
Rượu

Cà ri

Trong cà ri có thành phần dầu dễ bay hơi, đa phần đều có vị cay không thích hợp với bé dưới một tuổi và dễ gây kích ứng. Nếu bé trên một tuổi, bạn có thể cho bé dùng một chút, quá nhiều sẽ gây khó chịu dạ dày.

Cà ri
Cà ri

Tiêu, ớt

Tiêu, ớt là gia vị có mùi cay, nồng. Mẹ nên tránh nêm thêm nguyên liệu này quá sớm vào thức ăn của con. Chúng gây khó chịu vị giác cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

Tiêu, ớt
Tiêu, ớt

Giấm ăn

Hầu hết trẻ em dưới một tuổi đều không thích mùi giấm, thế nên mẹ không cần thêm nó vào thực đơn. Bị nồng của giấm sẽ lấn át mùi thơm ban đầu của thức ăn. Khứu giác của bé chưa phát triển hoàn toàn, sử dụng giấm ăn thường xuyên khiến bé mất đi hứng thú.

Giấm ăn
Giấm ăn

Liều lượng gia vị ăn dặm phù hợp cho bé từ 6 tháng đến 3 tuổi

Từ 6 tháng đến 1 tuổi

Phụ huynh có thể tham khảo liều lượng gia vị ăn dặm phù hợp cho bé từ 6 tháng đến một tuổi trong một ngày như sau:

  • Muối, đường: 0g – 0,5g;
  • Hạt nêm: 0g;
  • Tiêu: ¼ muỗng cà phê (trên 10 tháng tuổi);
  • Hành tỏi: ½ muỗng cà phê;
  • Nước mắm: 0g;
  • Mật ong: 0g;
  • Dầu ăn: ½ – 1 muỗng cà phê.

Ban đầu mẹ nên nêm nhạt trước, sau đó tăng từ từ đến số lượng trên để bé có thời gian trống làm quen với mùi mới. Đồng thời, trong mỗi món ăn, bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 loại gia vị ở trên cho bé dưới một tuổi.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi
Từ 6 tháng đến 1 tuổi

Từ 1 đến 2 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ đã tiếp xúc với nhiều loại gia vị hơn, bé sẽ có xu hướng tìm kiếm những món ăn có vị phong phú đậm đà hơn. Mẹ có thể nêm gia vị theo liều lượng sau đây:

  • Muối, đường: ½ muỗng cà phê;
  • Hạt nêm: ½ muỗng cà phê;
  • Tiêu: ¼ muỗng cà phê;
  • Hành tỏi: ½ muỗng cà phê;
  • Nước mắm: 1 muỗng cà phê;
  • Mật ong: 1 muỗng cà phê;
  • Dầu ăn: 3 muỗng cà phê.

Tất nhiên là mẹ chỉ nên tăng dần liều lượng theo thời gian chứ không phải tăng lên đột ngột, có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đang phát triển của con. Nếu bé có dấu hiệu thừa cân, bạn hãy giảm lượng chất béo trong thực đơn ăn dặm.

Từ 1 đến 2 tuổi
Từ 1 đến 2 tuổi

Trên 3 tuổi

Thời điểm này, vị giác của bé đã hoàn toàn phát triển nên liều lượng gia vị khác hoàn toàn với bé dưới một tuổi. Thế nhưng, mẹ vẫn nên hạn chế muối, đường, nước mắm trong thực đơn ăn dặm để tránh ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch của bé khi trưởng thành.

Đồng thời, gia vị sẽ kích thích vị giác, giúp món ăn ngon hơn và tạo cảm giác thèm ăn. Nhưng mẹ cần bổ sung gia vị một cách hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của con.

Trên 3 tuổi
Trên 3 tuổi

Xem thêm:

Với những thông tin trên, MIUI.VN đã giới thiệu những gia vị ăn dặm cho bé và liều lượng phù hợp với từng độ tuổi. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay với người thân và bạn bè nhé!

Nội dung này có hữu ích?

Yes
No
Cảm ơn đóng góp của bạn!

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Bài viết liên quan