Có nên cho trẻ bú bình không có sữa? Các lưu ý mẹ nên biết

Có nên cho trẻ bú bình không có sữa? Theo ý kiến của các chuyên gia thì không nên làm điều này. Hôm nay, hãy cùng miui tìm lời giải thích chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên cho trẻ bú bình không có sữa hay không?

Nhiều gia đình thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh bú bình không sữa hay không. Theo một số nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng thì điều này không nên. Bố mẹ không nên chiều theo sở thích ngậm núm ti. Bởi chúng khiến trẻ dễ bị chướng bụng, đầy hơi.

Từ đó, bé sẽ trở nên biếng ăn. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian khiến bé chậm lớn, chậm tăng cân.

Bú bình không sữa có thể khiến bé đầy bụng, chướng hơi
Bú bình không sữa có thể khiến bé đầy bụng, chướng hơi

Các lưu ý mẹ nên biết khi cho con bú bình

Để giúp trẻ vừa ăn đủ no vừa không gây các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thì việc bú bình sữa đúng cách là hết sức quan trọng. Bố mẹ cần chú ý một số điểm sau đây:

Cho con nằm đúng tư thế

Dù cho bé bú bình hay bú trực tiếp thì mẹ cần lưu ý không nên để nằm thẳng, tránh tình trạng ọc sữa. Cách tốt nhất là đặt trẻ hơi nằm ngửa và đặt đầu bé lên cao hơn. Khi bé đã ăn xong, bế cao đầu trẻ để chúng ợ hơi trước khi cho chơi đùa hoặc ngủ.

Khi bé dùng sữa, bố nên để bé nằm ngửa
Khi bé dùng sữa, bố nên để bé nằm ngửa

Cầm bình sữa ngang khi cho con bú

Mẹ có thể dễ dàng kiểm soát tốc độ bú bình sữa của bé nhanh hay chậm. Khi con ăn hãy đặt ngang bình sữa nhằm giảm thiểu nguy cơ không khí lọt vào núm ti và làm bé bị đầy hơi.

Đặt bình sữa nằm ngang giúp mẹ kiểm soát tốc độ ăn của bé
Đặt bình sữa nằm ngang giúp mẹ kiểm soát tốc độ ăn của bé

Lỗ núm ti đúng kích cỡ, không quá to

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn kích thước lỗ núm ti của bình không quá to, sữa chảy ra nhiều khiến bé dễ bị sặc. Ngược lại, lỗ quá lại khiến con khó chịu, bú được ít. Bên cạnh đó, phụ huynh cần đảm bảo chất liệu sản xuất núm ti an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe.

Kích thước đầu núm cực kỳ quan trọng với bé
Kích thước đầu núm cực kỳ quan trọng với bé

Luôn có người bên cạnh khi trẻ bú

Nếu mẹ quá bận có thể vắt sữa bình rồi cho bé uống nhưng phải luôn có người bên cạnh trông con. Nhằm đảm bảo bé không bị sặc khi sữa chảy ra quá nhiều. Đặc biệt, cần chú ý cho bé lượng vừa đủ, không bị quá no, gây khó chịu.

Trong quá trình bé bú bình, nên có người trông
Trong quá trình bé bú bình, nên có người trông

Hạn chế đi lại trong khi cho bé bú

Nhiều mẹ có thói quen di chuyển khi bé không chịu bé. Trên thực tế việc đổi nhiều tư thế và thường xuyên đi lại khiến bé dễ bị chướng bụng và đầy hơi. Vì thế, dù con bú bình hay bú trực tiếp mẹ hãy ngồi một chỗ trong suốt hai quá trình.

Mẹ nên ngồi một chỗ trong suốt quá trình bé bú bình
Mẹ nên ngồi một chỗ trong suốt quá trình bé bú bình

Không nên ép con ăn thêm

Cho bé bú bình giúp bé mẹ biết được con ăn lượng bao nhiêu, ít hay nhiều. Tuy nhiên, không nên ép con ăn thêm khi thấy bé ăn chưa đủ no hoặc ăn ít. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tính trạng này để biết được nhu cầu cơ thể con.

Thay vì ép trẻ ăn thêm, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khi con ăn ít
Thay vì ép trẻ ăn thêm, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khi con ăn ít

Không nên để con quá đói khi bú sữa

Tuyệt đối không để con quá đói khi bú sữa. Bởi vì, lúc này trẻ sẽ nhắm chặt mắt và khóc, rất khó để đưa đầu ti vào miệng bé. Bên cạnh đó, con dễ bị sặc do bú quá nhanh. Phương án tốt nhất là mẹ phân bổ, chia các lần bú đều đặn trong ngày.

Bé bú bình khi quá đói có thể bị sặc
Bé bú bình khi quá đói có thể bị sặc

Có nên cho bé ngậm bình sữa khi ngủ?

Câu trả lời là không. Bé có thể bị sặc sữa theo phản xạ khi vẫn ngậm bình khi ngủ. Đồng thời, gia tăng nguy cơ bị sâu răng, đặc biệt là đối với các bé lớn tuổi hơn.

Không nên cho bé bú bình khi ngủ
Không nên cho bé bú bình khi ngủ

Luôn kiểm tra nhiệt độ sữa và dụng cụ pha

Khi mẹ đã thành công cai sữa cho bé thì có thể cho bé bú bình hoàn toàn nhưng hãy chú ý nhiệt độ trong bình pha. Tùy từng loại sữa mà sẽ có nhiệt độ tương khác nhau, từ 40 – 60 độ. Và trước khi cho bé bú bình, mẹ nên dốc sữa ra xem có quá nóng hay không.

Trước khi sử dụng, mẹ nên kiểm tra thật kỹ nhiệt độ sữa
Trước khi sử dụng, mẹ nên kiểm tra thật kỹ nhiệt độ sữa

Bỏ đi phần sữa thừa

Bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ không nên cho bé bú lại phần sữa bình thừa sau một giờ đồng hồ. Hãy bỏ đi phần sữa đó và đừng nghĩ như thế là lãng phí bởi nó an toàn với sức khỏe bé.

Đổ đi phần sữa thừa quá một tiếng tốt cho sức khỏe trẻ
Đổ đi phần sữa thừa quá một tiếng tốt cho sức khỏe trẻ

Vỗ ợ hơi cho con

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn khá nhỏ, khi chứa cả sữa và không khí sẽ khiến dạ dày bị căng đầy, gây cảm giác khó chịu sau bú bình. Mẹ thực hiện động tác vỗ lưng ợ hơi giúp bé đẩy được các khí đang kẹt ra ngoài dạ dày. Nhờ đó, bé sẽ no lâu và ngủ ngon hơn.

Vỗ ợ hơi giúp con no lâu và ngủ ngon
Vỗ ợ hơi giúp con no lâu và ngủ ngon

Xem thêm:

Thông qua bài viết trên, miui đã giải đáp câu hỏi có nên cho trẻ bú bình không có sữa. Nếu phụ huynh cứ để bé ngậm ti như vậy sẽ khiến con biếng ăn và đầy hơi hơn. Nếu thấy hữu ích, mẹ hãy chia sẻ ngay với bạn bè, người thân nhé!

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Bài viết liên quan