Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách

Vệ sinh tai không đúng cách có thể khiến bé bị đau, viêm nhiễm hay nghiêm trọng hơn là giảm thính lực. Cùng MIUI.VN tìm hiểu cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn và không đau qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra tích tụ ráy tai ở trẻ sơ sinh

Ráy tai ở trẻ sơ sinh là chất tự nhiên giúp giữ cho đôi tai của con luôn khỏe mạnh và sạch sẽ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ráy tai tích tụ ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Ráy tai tiết quá mức: Khoảng 5% trẻ em trên thế giới ở trường hợp này, gây tích tụ nhiều hơn so với thông thường.
  • Dị vật bị đẩy vào trong khoang tai: Ráy tai sẽ bị đẩy vào sâu bên hơn với thói quen đưa dị vật vào trong ống tai.
  • Đưa ngón tay thường xuyên vào ống tai: Đây là bộ phận khá nhỏhẹp trên cơ thể người, kể cả trẻ em. Bố mẹ tuyệt đối không dùng ngón tay để vệ sinh tai cho trẻ và nhắc nhở con.
  • Sử dụng nút tai hay máy trợ thính: Thiết bị sẽ chặn lối vào ống tai, khiến ráy tai không bị rung. Nếu con đeo máy trợ tính hoặc nút tai liên tục vài giờ trong ngày có thể hình thành ráy tai cứng.
  • Dùng tăm bông: Các chuyên gia y tế khuyến cáo bố mẹ không nên dùng tăm bông để làm sạch tai vì có thể đẩy ngược ráy tai vào sâu bên trong, khiến khu vực này bị kẹt hoặc thậm chí gây kích ứng ống tai.
Nguyên nhân gây ra tích tụ ráy tai ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra tích tụ ráy tai ở trẻ sơ sinh

Khi nào nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?

Phụ huynh không cần thiết lấy ráy tai cho bé nếu số lượng còn ít. Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho bé trong những trường hợp sau:

  • Khi ráy tai đã tích tụ quá nhiều trong tai hoặc ráy tai vón cục, quá khô và không thể tự thoát ra ngoài được. Lúc này, mẹ dùng một khăn bông mềm vệ sinh tai cho bé.
  • Bố mẹ nên làm sạch tai cho bé khi ráy tai gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài gây giảm thính lực ở trẻ. Điều này có thể nhận ra từ trạng thái quấy khóc, khó chịu của con. Hoặc lúc bé tắm nút ráy tai sẽ trương to lên khi gặp nước, che màng nhĩ.
  • Nghiêm trọng hơn, nếu bố mẹ phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng tai hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và chữa trị kịp thời.
Khi nào nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?
Khi nào nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?

Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách

Trong quá trình vệ sinh tai, mẹ tuyệt đối không dùng vật thể sắc nhọn như bông tăm, móng tay. Bởi phương pháp thường sẽ khiến ráy tai đi sâu vào bên trong gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Để làm sạch tai cho bé an toànkhông đau thì nên làm theo cách sau:

  • Trước hết, mẹ chuẩn bị một chiếc khăn bông mỏng mềm, thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con. Sau đó, xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn. Rồi đi sâu từ từ, chậm rãi vào bên trong và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ đi theo đường xoắn của khăn bông ra ngoài.
  • Ráy tai tích tụ nhưng bé không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Mẹ hãy hãy ý kiến bác sĩ chuyên khoa về thuốc nhỏ tai dạng xịt. Sản phẩm tự nhiên, 100% từ nước biển sâu. Hỗ trợ vệ sinh ống tai bằng cách làm ráy tai, bụi bẩn tự tan ra và đào thải.
  • Trong trường hợp ráy tai rất đặc, khó lấy ra phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách
Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách

Xem thêm:

Với những thông tin trên, MIUI.VN đã hướng dẫn cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với người thân và bạn bè nhé!

Nội dung này có hữu ích?

Yes
No
Cảm ơn đóng góp của bạn!

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Bài viết liên quan