Hướng dẫn cách cho bé ngậm núm giả đúng chuẩn mẹ nên biết

Nhiều bé nhỏ có thói quen ngậm ti mẹ khi ngủ, điều này khiến cho các bà mẹ không có thời gian làm việc nhà hay nghỉ ngơi khi bé say giấc. Vì vậy, việc sử dụng núm giả được nhiều mẹ áp dụng. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để biết cách cho bé ngậm núm giả mẹ nhé!

Núm giả là gì?

Núm giả hay còn gọi là ti giả, ti ngậm, có hình dạng như núm vú mẹ, thường được làm bằng chất liệu nhựa, silicon hoặc cao su. Bên dưới núm vú thường có lá chắn để ngăn bé nuốt vào trong.

Ngoài ra, phần lớn các loại còn có phần tay cầm, hạn chế ba mẹ cầm trực tiếp vào phần đầu núm, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.

Núm giả là gì?
Núm giả là gì?

Có nên cho trẻ ngậm núm giả không? 

Câu trả lời là nên cho bé ngậm núm giả vì núm giả có công dụng thay thế núm thật, cho bé ngậm khi không bú sữa mẹ, giúp trẻ không quấy khóc, khó chịu và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng núm giả quá nhiều sẽ khiến bé bị phụ thuộc, không có ti giả sẽ không ngủ được và liên tục quấy khóc. Đến độ tuổi cần cai núm giả cũng là một điều khó khăn cho cả mẹ và bé.

Có nên cho trẻ ngậm núm giả không? 
Có nên cho trẻ ngậm núm giả không?

Ưu điểm của núm giả

  • Giúp trẻ thoải mái, ít quấy khóc: Nhiều bé rất thích ngậm ti mẹ kể cả khi đã được bú no, nếu không được đáp ứng, trẻ sẽ quấy khóc đòi mẹ. Khi đó, cho bé ngậm núm giả sẽ giúp xoa dịu bé, cho bé được thoải mái kể cả khi nằm chơi một mình.
  • Trong các trường hợp bé đang hoảng sợ như khi đi tiêm, gặp người lạ,… thì núm vú cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn.
  • Phát triển kỹ năng bú, mút, và thở
  • Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS: Sudden infant Death Syndrome): theo một số nghiên cứu sử dụng núm giả trong khi ngủ sẽ giúp giảm nguy cơ đột tử.

Lưu ý: Núm giả không ngăn ngừa đột tử, chỉ giúp giảm khả năng xảy ra SIDS.

Ưu điểm của núm giả
Ưu điểm của núm giả
  • Hỗ trợ cho việc đi lại của trẻ: Khi trẻ ra ngoài và di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, xe đẩy, máy bay,… sẽ khiến trẻ có cảm giác không an toàn, có thể vì thay đổi môi trường hoặc do tiếng ồn xung quanh. Lúc này, cho trẻ ngậm ti giả sẽ giúp trẻ không khó chịu nữa.
  • Hỗ trợ trẻ vào giấc ngủ: Khi trẻ thoải mái, cảm thấy an toàn thì bé sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế việc đưa tay vào miệng mút ngón tay, không đảm bảo vệ sinh.
  • Dễ dàng ngừng sử dụng: nếu sử dụng ti giả với tần suất hợp lý thì khi ba mẹ quyết định cai ti cho trẻ sẽ dễ dàng cho bé. Nếu ba mẹ không cho dùng núm giả thì có thể trẻ sẽ có thói quen mút ngón tay và khi muốn cai sẽ khó khăn hơn nhiều.

Nhược điểm của núm giả

  • Trẻ phụ thuộc vào núm giả: khi sử dụng núm giả quá thường xuyên, trẻ sẽ sinh ra thói quen ỷ lại, nếu không có núm giả thì sẽ liên tục quấy khóc, vòi vĩnh bố mẹ.
  • Nếu núm giả không được vệ sinh đúng cách thì dễ dẫn đến các bệnh như nhiễm trùng tai giữa, ảnh hưởng đến khớp cắn hoặc răng của bé có thể bị lệch.
  • Ảnh hưởng đến việc bú của trẻ: một số bé khi ngậm núm giả quá sớm sẽ xảy ra tình trạng bỏ bú mẹ trước tuổi, điều này ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của bé. Sau 2 – 3 tuổi, nếu sử dụng quá lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng mọc răng của trẻ
Nhược điểm của núm giả
Nhược điểm của núm giả

Khi nào nên cho trẻ ngậm núm giả?

Không nên cho trẻ ngậm núm giả trong 3 – 4 tuần đầu sau sinh, vì thời gian này bé cần tiếp xúc và bú mẹ. Một vài ý kiến cho rằng việc ngậm núm giả sớm sẽ khiến cho bé ít bú mẹ hơn, điều này khiến cho lượng sữa của mẹ sẽ ít hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc bé bỏ sữa mẹ không liên quan đến núm giả

Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ ngậm núm giả khi trẻ được 6 – 8 tuần tuổi, khi bé đã bú tốt và quen với sữa mẹ.

Ngoài ra, khi trẻ gặp vấn đề về viêm tai giữa hoặc tăng cân, mẹ nên ngưng sử dụng núm giả, tránh để tình trạng của bé tệ hơn.

Khi nào nên cho trẻ ngậm núm giả?
Khi nào nên cho trẻ ngậm núm giả?

Hướng dẫn cách cho bé ngậm núm giả đúng chuẩn

Để tận dụng được tối đa công dụng cũng như ưu điểm của núm giả, mẹ cần cho bé ngậm núm giả đúng cách, các bước sau đây sẽ giúp mẹ tạo thói quen cho con từ những bước đầu nha:

Bước 1: Chọn núm giả phù hợp cho bé

Điều quan trọng khi chọn núm giả là sự phù hợp đối với bé. Bạn nên chú ý đến sự thoải mái của con, những điều khác như giá thành, hình dạng, thiết kế,… chỉ là thứ yếu.

Bạn nên chọn các loại núm vú có xuất xứ rõ ràng, phù hợp với độ tuổi của bé. Núm giả tốt thường có những đặc điểm là: đầu núm cong, phần đáy có rãnh, cổ núm mỏng. Nhưng như đã nói phía trên, bé cần cảm thấy thoải mái với loại núm đó là được

Chọn núm giả phù hợp cho bé
Chọn núm giả phù hợp cho bé

Bước 2: Cho bé làm quen với núm giả vào những lúc bé thoải mái nhất

Vào lần đầu tiên cho con làm quen với núm giả, mẹ nên chọn thời điểm con cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất. Nếu bé làm ngậm núm giả vào lúc bé khó chịu, bực tức thì có thể bé sẽ trở nên quấy khóc nhiều hơn.

Bạn không nên để trực tiếp núm giả vào miệng bé, điều này có thể sẽ khiến bé từ chối ngậm vật lạ. Thay vào đó, bạn hãy dùng núm giả chạm nhẹ vào má của bé, theo phản xạ, bé sẽ quay sang và bú.

Cho bé làm quen với núm giả vào những lúc bé thoải mái nhất
Cho bé làm quen với núm giả vào những lúc bé thoải mái nhất

Bước 3: Để bé ngậm núm giả thử vài phút

Lúc mới bắt đầu, mẹ nên để yên một lát. Nếu có phun ra, mẹ có thể thử nhún núm giả vào sữa mà các bé hay uống (sữa công thức hoặc sữa mẹ).

Lưu ý: Không nhún núm giả vào các loại thức uống ngọt như mật ong, đường, nước ngọt,… sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và thói quen ăn uống không lành mạnh cho bé.

Một số mẹo giúp bé ngậm núm giả dễ dàng
Một số mẹo giúp bé ngậm núm giả dễ dàng

Bước 4: Dùng tâm lý đảo ngược với bé

Nếu cách nhún núm giả vào sữa không hiệu quả với bé, bạn hãy thử cách giả vờ lấy núm vú giả ra khi trẻ vừa ngậm vào. Theo phản xạ, bé sẽ bú nhiều hơn.

Bạn nên thử cách này khi cho trẻ bú sữa mẹ, khi bé đã no mà vẫn muốn ngậm ti mẹ.

Dùng tâm lý đảo ngược với bé
Dùng tâm lý đảo ngược với bé

Lưu ý: Thời gian để trẻ làm quen với núm giả có thể kéo dài từ một đến hai ngày.

Bước 5: Chờ vài ngày thử lại

Nếu đã thử hai cách trên nhưng bé vẫn từ chối ngậm núm giả, mẹ nên chờ vài ngày rồi thử lại với những cách trên. Có thể vào thời điểm đấy, bé chưa thật sự sẵn sàng để làm quen với núm giả, các mẹ đừng quá nóng vội nhé!

Chờ vài ngày thử lại
Chờ vài ngày thử lại

Một số mẹo giúp bé ngậm núm giả dễ dàng

  • Bế bé vào người với tư thế chuẩn bị cho bé bú, co hai tay bé lại và đặt trước ngực, đặt hai chân của bé lên khuỷu tay của mẹ (hoặc bồng bé tư thế bạn thường cho bú). Sau đó, bạn nhún núm giả vào sữa mẹ hoặc loại sữa bé thường uống. Điều này sẽ giúp em bé cảm nhận được sự quen thuộc và tìm kiếm ti mẹ để bú như thường ngày.
  • Khi bé mở miệng chịu bú, đưa núm giả nhẹ nhàng vào và vuốt xuống rãnh giữa của lưỡi, điều này có thể giúp bé ngậm lấy núm giả và mút.
  • Chuẩn bị sẵn vài chiếc núm giả mà bé yêu thích: trong trường hợp bé bị lạc mất chiếc ti giả quen thuộc thì bạn nên chuẩn bị sẵn các loại ti giả có kích thước, hình dáng tương tự cái cũ sẽ giúp bé dễ làm quen hơn.
  • Chọn núm giả theo độ tuổi của bé: việc này sẽ giúp mẹ chọn được núm giả có kích thước phù hợp với bé, không quá to sẽ khiến bé dễ bị mỏi miệng, hoặc quá nhỏ sẽ khiến núm giả dễ rơi, rớt.
Chọn núm giả phù hợp với bé
Chọn núm giả phù hợp với bé
  • Đừng ép bé ngậm núm giả nếu bé khó chịu, hãy thử lại vào lần khác. Quan trọng nhất vẫn là sự thoải mái của con, nếu vài lần đầu bé cảm thấy không thích thì mẹ cũng đừng nên ép con, hãy thử vào lần khác mẹ nhé!

Những lưu ý khi sử dụng núm giả đảm bảo an toàn cho bé

  • Nên tiệt trùng núm giả trước khi cho bé sử dụng. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng, tránh các bệnh viêm nhiễm. Mẹ nên tiệt trùng bằng nước nóng, không nên sử dụng nước sôi có thể khiến cho nhựa chảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
  • Vệ sinh núm giả và thay thế thường xuyên: sau 1-2 tháng sử dụng, mẹ nên thay núm giả mới cho bé với loại cùng kích thước, kiểu dáng.
  • Chỉ cho bé dùng núm giả khi không đói: việc cho bé ngậm núm giả khi đói sẽ sinh ra thói quen bỏ bú mẹ hoặc bỏ ăn, khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng.
  • Tuyệt đối không treo núm giả vào nôi, xe đẩy, cổ hoặc cổ tay của bé bằng một sợi dây dài hơn 15 cm trong lúc bé nằm chơi hoặc ngủ vì có thể khiến dây quấn vào cổ khiến bé ngạt thở.
  • Không cho bé sử dụng núm giả có phụ kiện đính kèm như ria mép hoặc các vật trang trí linh tinh khác vì chúng có thể rơi ra bất kỳ lúc nào khiến bé bị ngạt.
  • Không nhúng núm giả vào các chất tạo ngọt như: đường, mật ong,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thói quen ăn uống không tốt cho bé.
  • Tuyệt đối không dùng núm ti của bình sữa làm núm giả.
Những lưu ý khi sử dụng núm giả đảm bảo an toàn cho bé
Những lưu ý khi sử dụng núm giả đảm bảo an toàn cho bé

Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin có ích cho mẹ về cách cho bé ngậm núm giả. Nếu cảm thấy có ích, bạn hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân cùng đọc nhé!

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Bài viết liên quan