20 mẹo nhận biết có thai theo dân gian từ các bà mẹ xưa

Nhận biết được thời điểm mang thai để chuẩn bị cho em bé toàn diện và trọn vẹn là niềm mong mỏi của bậc làm cha mẹ. Sau đây là những mẹo nhận biết có thai theo dân gian được nhiều thế hệ tin tưởng và truyền lại cho đời sau.

Ra máu báo thai

Máu báo thai xảy ra khi niêm mạc tử cung bị tổn thương và chảy máu do phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung. Lượng máu báo thai thường không nhiều như máu kinh, chỉ là những chấm li ti đọng trên quần nội y.

Ra máu báo thai
Ra máu báo thai

Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm

Hormone hCG hoạt động trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều khi mang thai. Bàng quan bị chèn ép khi máu bị dồn phía vùng thân dưới khiến bạn thường xuyên muốn đi vệ sinh.

Thường mắc tiểu hay tiểu đêm
Thường mắc tiểu hay tiểu đêm

Da và môi nhợt nhạt

Lúc phôi thai hấp thụ chất dinh dưỡng, mẹ có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu máu khiến da dẻ và môi tái nhạt. Mẹ lúc này nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Da môi nhợt nhạt
Da môi nhợt nhạt

Lông mày, tóc mai và tóc gáy dựng đứng

Khi mang thai, lượng hormone estrogen của phụ nữ thường tăng lên, da đầu ít bã nhờn làm cho lông và tóc khô đi. Bạn có thể cải thiện điều này thông qua các sản phẩm hỗ trợ dưỡng ẩm.

Lông mày, tóc mai và tóc gáy dựng đứng
Lông mày, tóc mai và tóc gáy dựng đứng

Chậm kinh

Dấu hiệu dễ thấy nhất cho biết bạn đã có em bé, nếu chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn bình thường từ 7 – 10 ngày. Bạn nên tìm kiếm một chiếc que thử thai cho mình để nhận kết quả chính xác.

Chậm kinh
Chậm kinh hơn bình thường từ 7-10 ngày

Chóng mặt, choáng váng đầu óc

Chóng mặt khi mang thai do lượng máu trong cơ thể tăng 30% khi thai nhi phát triển làm cho huyết áp tăng lên dẫn đến chóng mặt. Mẹ nên chú ý để bảo đảm an toàn cho bản thân và em bé.

Chóng mặt, choáng váng đầu óc
Chóng mặt, choáng váng đầu óc

Buồn nôn

Lúc mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.

Thường xuyên đau đầu chống mặt
Thường xuyên đau đầu chống mặt

Thân nhiệt tăng, luôn cảm thấy nóng

Mẹ bầu có quá trình trao đổi chất xảy ra nhiều hơn người bình thường, dẫn đến cơ thể hoạt động nhiều hơn làm thân nhiệt tăng. Bên cạnh đó, một số thay đổi từ nội tiết tố cũng dẫn đến gia tăng thân nhiệt.

Thân nhiệt tăng hay cảm thấy nóng
Thân nhiệt tăng hay cảm thấy nóng

Ngực to và căng hơn

Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ. Tốc độ tăng kích thước vùng ngực nhanh khiến một số chị em sẽ cảm thấy đau tức thường xuyên.

Ngực to và căng hơn
Ngực to và căng hơn

Đau mỏi lưng

Progesterone, hormone sản sinh khi phụ nữ đến thai kỳ, khiến các dây chằng kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị nhũn. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.

Hay bị đau lưng
Hay bị đau lưng

Thèm ăn đồ chua, đồ ngọt

Thời kỳ mang thai các giác quan của mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn, hương vị chua, ngọt sẽ kích thích sự thèm ăn của thai phụ. Sự thay đổi hormone khiến các mẹ không cưỡng được sự hấp dẫn của những món ăn này.

Thèm đồ chua đồ ngọt
Thèm đồ chua đồ ngọt

Nhũ hoa sậm màu, sưng đau

Hormone nữ estrogen và progesterone tiết ra nhiều trong thai kỳ khiến tuyến vú nởphát triển nhanh, chính quá trình này khiến vùng ngực sưng đautức mỗi khi chạm phải, đặt biệt là vùng nhũ hoa.

Nhũ hoa sậm màu, sưng đau
Nhũ hoa sậm màu, sưng đau

Dịch âm đạo thay đổi

Dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư phản ánh rất nhiều về tình trạng sức khỏe chị em phụ nữ. Khi mang thai, dịch âm đạo sẽ có xu hướng chuyển sang màu vàng đục, đây là hiện tượng báo hiệu chị em đã có hỉ.

Dịch âm đạo thay đổi
Dịch âm đạo thay đổi

Huyết áp giảm, dễ ngất xỉu

Huyết áp thấp khi mang thai là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi với quá trình này cũng như để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất. Vì thế huyết áp thấp do thai kỳ thường không nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện từ tháng thứ 3 – 4 thai kỳ.

Huyết áp giảm, dễ ngất xỉu
Huyết áp giảm, dễ ngất xỉu

Thay đổi thói quen ăn uống

Mang thai dẫn đến rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể, một trong số đó là nội tiết tố, khiến chị em đối mặt với sự chán nản, thèm thuồng bất chợt trọng thói quen ăn uống.

Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống

Cân nặng thay đổi

Hoạt động trao đổi chất của mẹ bầu diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đồng nghĩa cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn nên các mẹ đến thời kỳ bầu bí sẽ đối mặt với hiện tượng tăng cân thiếu kiểm soát.

Cân nặng thay đổi
Cân nặng thay đổi

Đau bụng dưới âm ỉ

Sự căng dây chằngkéo dài của tử cung là nguyên nhân chính khiến phụ nữ khi mang thai thường xuyên chịu đựng những cơn đau bụng dưới âm ỉ. Một số thay đổi hormone trong thai kỳ cũng tác động đến những cơn đau này.

Thường xuyên đau bụng dưới
Thường xuyên đau bụng dưới

Dễ bị chuột rút

Khi mang thai, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng, nếu chưa phát hiện có thai và cung cấp dưỡng chất đầy đủ, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chuột rút do thiếu Canxi, Kali và một số khoáng chất khác.

Hay bị chuột rút
Hay bị chuột rút

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Luôn cảm giác thèm ngủ là cách cơ thể thôi thúc các mẹ bầu nghỉ ngơi và nạp năng lượng. Vì thai kỳ là giai đoạn các bộ phận trên cơ thể làm việc vô cùng vất vả nên nhu cầu nghỉ ngơi cũng cao hơn lúc trước.

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Khứu giác nhạy hơn

Tình trạng này được đánh giá có liên quan đến sự tăng tiết hormone estrogen ở nữ giới, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Các mẹ lúc này sẽ cực kỳ nhạy cảm với mùi hương mùi vị nên dễ dẫn đến hiện tượng kén ăn điển hình.

Khứu giác nhạy cảm
Khứu giác nhạy cảm

Xem thêm:

MIUI đã chia sẻ những mẹo nhận biết có thai theo dân gian có ích với những chị em đang thắc mắc về tình trạng của mình. Một tâm lý vững vàng để chào đón thành viên mới trong gia đình sẽ đem cho bé nhiều điều tuyệt vời nhất.

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Bài viết liên quan