RTX 4090 là một trong những card đồ hoạ nổi bật với những tính năng mạnh mẽ và hiệu suất cao. Vậy card đồ hoạ RTX 4090 có gì nổi bật? Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh
Tổng quan về RTX 4090
Chắc hẳn mọi người đã quen thuộc với thương hiệu NVIDIA GeForce. Gần đây, NVIDIA đã ra mắt mẫu card đồ họa RTX 4090, gây nên cơn sốt và thỏa mãn người chơi game với hiệu suất vượt trội và những công nghệ tiên tiến.
Kiến trúc Ada Lovelace đã ra mắt với những cải tiến đáng kể so với kiến trúc trước. Nó được trang bị bộ nhớ 24 GB và công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến. Điểm đặc biệt là DLSS 3 sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm đầy bất ngờ.
Thông số kĩ thuật card đồ họa RTX 4090
Thông số kĩ thuật | GeForce RTX 4090 |
Số nhân CUDA | 16384 |
Xung nhịp | Xung nhịp cơ bản: 2.23 Xung nhịp tăng tốc: 2.52 |
Bộ nhớ tiêu chuẩn | 24 GB GDDR6X |
Độ rộng băng thông | 384 bit |
Công suất | 450W |
Nhiệt độ GPU tối đa | 90 độ C |
Kiến trúc NVIDIA Ada Lovelace mới
Lõi Tensor thế hệ thứ tư
Lõi NVIDIA Tensor được tăng cường các công nghệ chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, trong đó có NVIDIA DLSS và tốc độ khung hình mới NVIDIA DLSS 3.
Lõi Tensor thế hệ thứ tư mới của Ada mang lại tốc độ nhanh không tưởng, với khả năng tăng tốc độ lên đến 5 lần và đạt 1,4 Tensor-petaFLOPS bằng cách sử dụng công cụ biến đổi FP8 mới. Tính năng này được ra mắt lần đầu trong trung tâm dữ liệu H100 của GPU.
Lõi RT thế hệ thứ ba
NVIDIA đã đem Ray Tracing theo thời gian thực trở thành hiện thực thông qua việc phát minh RT Cores (Ray Tracing Cores). Đây là các lõi xử lý chuyên dụng được thiết kế trên GPU để giải quyết khối lượng công việc theo dõi tia chuyên sâu về hiệu suất.
Nhân RT mới có Displaced Micro-Mesh mới (DMM) và Opacity Micromap mới (OMM). So với alpha-tested textures trước kia thường được sử dụng cho các chi tiết đồ họa thì Opacity Micromap cho ra Ray Tracing nhanh hơn rất nhiều.
Theo đó, hệ thống DMM truyền tải nhanh gấp 10 lần so với Bounding Volumn Hierachy (BVH), điểm đặc biệt là không gian lưu trữ ít hơn đến 20 lần. Ngoài ra, nó còn cho phép dò tia theo thời gian thực của các phân cảnh về mặt hình học.
Sắp xếp lại thực thi Shader
Tính năng dò tia tiên tiến yêu cầu tính toán tác động của nhiều tia chiếu vào nhiều loại vật liệu khác nhau trong một cảnh, tạo ra một chuỗi đa dạng công việc, không hiệu quả cho bộ tạo bóng.
RTX 4090 có công nghệ sắp xếp lại thứ tự thực thi Shader (SER) giúp tự động sắp xếp các khối lượng công việc trước đây trở nên hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu, SER có thể tăng tốc độ khung hình trong trò chơi lên đến 25% và cải thiện hiệu suất đổ bóng cho các hoạt động dò tia lên đến 3 lần.
Công nghệ DLSS 3
Công nghệ NVIDIA DLSS 3 giúp tăng hiệu suất đồ hoạ một cách đáng kể nhờ được hỗ trợ bởi AI. Ngoài ra, DLSS 3 còn sử dụng AI để tạo thêm các khung hình chất lượng cao nhờ được hỗ trợ bởi Lõi Tensor thế hệ thứ tư và Bộ tăng tốc dòng chảy quang học trên GPU GeForce RTX 40 Series.
Bộ mã hóa AV1
RTX 4090 được xây dựng và phát triển dựa trên kiến trúc Ada có Bộ mã hóa NVIDIA (NVENC) thế hệ thứ tám mới với mã hóa AV1. Điều này mang lại nhiều khả năng mới cho bộ truyền phát, bộ phát sóng và bộ gọi video.
Bộ mã hoá AV1 giúp cho hiệu quả tăng hơn 40% so với H.264 và cho phép người dùng đang phát trực tuyến ở 1080p tăng độ phân giải luồng của họ lên 1440p trong khi chạy ở cùng chất lượng và cùng tốc độ bit.
Các điểm nổi bật của RTX 4090
Công nghệ Ray Tracing
Công nghệ Ray Tracing trên RTX 4090 được hỗ trợ bởi lõi Tensor thế hệ thứ tư và bộ tăng tốc các luồng quang học. Nhờ vậy mà DLSS 3 sử dụng trí thông minh nhân tạo để tạo ra nhiều khung hình hơn, cải thiện chất lượng hình ảnh và tăng hiệu suất tổng thể của các trò chơi.
Công nghệ Reflex
Công nghệ Reflex trên RTX 4090 đã tạo nên cơn sốt với cộng đồng game thủ FPS chao đảo khi cho ra độ trễ thấp nhất từ trước đến nay. Màn hình NVIDIA G-SYNC hỗ trợ công nghệ Reflex sở hữu công cụ phân tích độ trễ hệ thống duy nhất hiện nay.
Khi chơi game hỗ trợ Reflex, nó có khả năng hát hiện số lượt nhấp của chuột và đo thời gian cần có để thấy điểm ảnh (nòng súng lóe sáng) thay đổi trên màn hình.
Bộ mã hóa NVIDIA Encoder
Điểm nổi bật tiếp theo là RTX 4090 sử dụng bộ mã hóa thế hệ thứ 8 NVIDIA Encoder (NVENC) sở hữu ưu thế vượt trội về mặt độ phân giải với sự hỗ trợ của mã hóa AV1 encoding, hiệu quả hơn nhiều so với chuẩn cũ H.264. Nhờ vậy mà nó sẽ hiển thị hình ảnh có độ phân giải cao và chống giật lag.
NVIDIA Studio
RTX 4090 cung cấp phần cứng mạnh mẽ mang đến một cấp độ xử lý đồ họa 3D, chỉnh sửa video và đồ họa máy tính trước đây chưa từng có. Các tính năng của RTX 4090 vẫn tích hợp công nghệ AI mạnh mẽ, kết hợp với sự hỗ trợ của các trình điều khiển NVIDIA Studio và tính năng độc quyền từ NVIDIA. Điều này đảm bảo cho máy có hiệu suất ổn định.
Giá bán của card đồ họa RTX 4090
Hiện tại, giá bán của card đồ họa RTX 4090 từ nhà NVIDIA đã công bố là 46.800.000 đồng (Cập nhật 28/05/2023). Lưu ý giá bán có thể thay đổi theo thời gian.
Chính sách bảo hành laptop tại TGDĐ
Thế Giới Di Động là một trong những chuỗi cửa hàng bán laptop uy tín và chất lượng nhất. Khi mua laptop tại Thế Giới Di Động, chính sách bảo hành đặc biệt dành cho bạn như sau:
- Hư gì đổi nấy 12 tháng tại 3286 siêu thị toàn quốc (miễn phí tháng đầu).
- Bảo hành chính hãng laptop 2 năm tại các trung tâm bảo hành hãng.
Xem thêm:
- So sánh chi tiết giữa Ryzen 7 5700U và i7 1165G7
- Windows 11 có gì mới so với Windows 10? Có nên nâng cấp?
- So sánh chi tiết giữa Core i5 1240P và Ryzen 5 5600H
Qua các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết được thông số kỹ thuật và các điểm nổi bật của card đồ họa RTX 4090 rồi đúng không? Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi.