Với những bạn mới biết đến thương hiệu Xiaomi thường sẽ thắc mắc MIUI là gì. MIUI là giao diện người dùng do tập đoàn công nghệ Xiaomi tạo ra dựa trên nền tảng Android. Hôm nay, hãy cùng MIUI.VN tìm hiểu chi tiết về các tính năng, ưu điểm và những điểm độc đáo của MIUI nhé!
MIUI là gì? Chạy trên các thiết bị nào?
MIUI hay còn gọi MI User Interface là giao diện người dùng của Xiaomi – một sản phẩm của tập đoàn công nghệ Xiaomi. Tuy ra đời như một bản stock và hệ điều hành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, dựa trên nền tảng Android của Google, nhưng MIUI không chỉ đơn thuần là một phiên bản Android tiêu chuẩn.
Nếu nhìn sâu hơn vào MIUI, ta sẽ phát hiện nó ẩn chứa vô số tính năng và theme hấp dẫn, nhờ đó mà nó thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng. Có thể nói rằng MIUI đã định vị riêng mình như một giao diện độc đáo và cá nhân hơn so với bản Android gốc.
Không chỉ riêng các sản phẩm do Xiaomi sản xuất, mà tất cả điện thoại và máy tính bảng khác cũng có thể tận hưởng trải nghiệm MIUI mà không phân biệt hãng. Xiaomi đã đưa ra hỗ trợ cài đặt MIUI lên các thiết bị khác giúp mở rộng phạm vi sử dụng của giao diện độc đáo này.

Các loại hệ điều hành MIUI
Bản nội địa
Nếu ta quyết định đặt mua một chiếc điện thoại Xiaomi trực tiếp từ trang web Mi ở Trung Quốc. Chắc chắn rằng phiên bản MIUI China Stable (phiên bản ổn định chỉ dành riêng cho thị trường Trung Quốc) sẽ được cài đặt sẵn trên thiết bị đó.

Bản quốc tế
Nếu bạn chọn mua một chiếc điện thoại Xiaomi từ các nguồn chính thức và hưởng chế độ bảo hành trực tiếp từ trang web chính thức của Mi. Thì nó sẽ được trang bị phiên bản MIUI Global Stable (phiên bản ổn định quốc tế) trên thiết bị đó.

Sự khác biệt giữa MIUI nội địa và quốc tế
Về giao diện
Điều đầu tiên khi so sánh giữa bản nội địa và quốc tế là sự khác biệt về giao diện Home. Nhìn chung, cả hai giao diện đều khá tương đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở số lượng Super Icons trên bản Global, nó đã được tăng cường hơn so với phiên bản nội địa của.

Hỗ trợ mở rộng AI
Một điểm khác biệt thú vị nữa mà không thể bỏ qua đó chính là Mi AI – trợ lý ảo do Xiaomi tự phát triển. Mi AI trong phiên bản nội địa có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong một số trường hợp sử dụng.
Tuy nhiên, đối với phiên bản quốc tế, người dùng có cơ hội khám phá và lựa chọn từ một loạt trợ lý ảo phong phú khác như Google Assistant, Amazon Alexa hay những mô hình ngôn ngữ như Chat GPT hay Bing AI. Do đó, Mi AI được giới hạn sử dụng chỉ trên các thiết bị tại thị trường nội địa.
Đáng chú ý, các thiết bị phiên bản quốc tế mặc định sẽ không có Mi AI tích hợp. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể tự cài đặt thông qua tập tin APK nếu muốn.

Về Widgets
Điểm khác biệt về giao diện Widgets giữa phiên bản nội địa và quốc tế của MIUI rất rõ ràng. Phiên bản nội địa đứng trên cả với nhiều tính năng hấp dẫn, đặc biệt là các dịch vụ từ thị trường trong nước, không chỉ vậy, còn có những công cụ hữu ích khác mà phiên bản quốc tế không thể sánh được.

Về Google
Do nhu cầu sử dụng khác nhau giữa các quốc gia, các thiết bị được bán tại thị trường nội địa không tích hợp các dịch vụ mặc định của Google. Tuy nhiên, đừng lo lắng, người dùng vẫn có cách để kích hoạt các dịch vụ cơ bản của Google bằng cách tải và cài đặt các tệp APK.
Mặc dù vậy, nếu bạn đang sử dụng bản Global của Xiaomi nhưng muốn trải nghiệm các dịch vụ của thị trường nội địa, bạn sẽ cần chuyển sang ROM China. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận đầy đủ các tính năng và dịch vụ mà phiên bản nội địa cung cấp.

Khác biệt về Pin
Trong việc so sánh pin giữa phiên bản nội địa và quốc tế, có nhiều yếu tố tác động đến hiệu suất pin như dung lượng pin, cách quản lý pin và các tính năng tiết kiệm pin, cũng như cách người dùng sử dụng thiết bị.
Dựa trên một số báo cáo và đánh giá từ các chuyên gia, có những khẳng định rằng phiên bản nội địa có thời lượng pin tốt hơn so với phiên bản MIUI quốc tế. Mặc dù có sự khác biệt về pin, nhìn tổng thể, chênh lệch này không đáng kể lắm và không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm sử dụng của người dùng.

Các phiên bản MIUI
Kể từ ngày ra mắt, MIUI đã chính thức cung cấp hỗ trợ cho các phiên bản sau đây:
Phiên bản MIUI | Phiên bản Android | Ngày phát hành | Bản phát hành ổn định cuối cùng | Bản beta đầu tiên | Bản beta cuối cùng | Thay đổi đáng chú ý |
MIUI V1 | 2.1 | 16/08/2010 | — | 0.8.16 | Không xác định |
|
MIUI V2 | 2.1 – 2.3.6 | Không xác định | — | Không xác định | Không xác định |
|
MIUI V3 | 2.3.6 | Không xác định | — | Không xác định | 2.4.20 |
|
MIUI V4 | 4.0.4 – 4.1.2 | Không xác định | ICS24.0 | Không xác định | 3.2.22 |
|
MIUI V5 | 4.1.2 – 4.4.2 | 01/03/2013 | 31.0 | 3.3.1 | 4.12.5 |
|
MIUI 6 | 4.4.2 – 5.0.2 | 29/08/2014 | 6.7.2.0 | 4.8.29 | 5.8.6 |
|
MIUI 7 | 4.4.2 – 6.0.1 | 13/08/2015 | 7.5.9.0 | 5.8.12 | 6.5.26 |
|
MIUI 8 | 4.4.2 – 7.1.2 | 16/06/2016 | 8.5.10.0 | 6.6.16 | 7.7.20 |
|
MIUI 9 | 4.4.2 – 8.1.0 | 10/08/2017 | 9.6.5.0 | 7.8.10 | 8.5.24 |
|
MIUI 10 | 6.0 – 9 | 19/06/2018 | 10.4.5.0 | 8.6.14 | 9.9.6 |
|
MIUI 11 | 7.0 – 10 | 22/10/2019 | 11.0.14.0 | 9.9.24 | 20.3.26 |
|
MIU 12 | 9 – 11 | 27/04/2020 | 12.2.7.0 | 20.4.27 | 20.12.10 |
|
MIUI 12.5 | 10 – 12 | 28/12/2020 | 12.5.26.0 | 20.12.25 | 21.7.5 |
|
MIUI 13 | 11 – 13 | 28/12/2021 | 13.2.8.0 (Nội địa Trung);
13.2.6.0 (Quốc tế) |
21.7.6 | 13.1.22.10.25.DEV (Android 13 Weekly);
13.1.22.10.24.DEV (Android 12 Weekly); 22.11.23 (Daily Beta for some devices); 22.10.26 (Daily Beta) |
|
MIUI 14 | 12 – 13 | 11/12/2022 | 14.0.5.0 | 14.0.22.12.5.DEV | 14.0.22.12.5.DEV |
|
Ưu, nhược điểm của MIUI so với Android gốc
Các ứng dụng mặc định
Các thiết bị chạy Android gốc được cài đặt sẵn các ứng dụng Google, sẽ không thể gỡ bỏ chúng được, đó gọi là “bloatware”. Có một điều đáng tiếc là hầu hết các thiết bị này thiếu các ứng dụng cơ bản như trình quản lý tệp và các ứng dụng thư viện và nhạc phù hợp.
Tuy nhiên, riêng với MIUI, bạn sẽ có được các chương trình như phát nhạc, ứng dụng ghi chú, ứng dụng ghi màn hình, ứng dụng la bàn và nhiều ứng dụng hữu ích khác như Mi Store, ứng dụng Mi, Mi Community, Mi Drop và Mi Security,… Những ứng dụng này có sẵn, tạo điều kiện tốt cho bạn quản lý điện thoại một cách toàn diện và thuận tiện hơn.

Hiệu suất
Android gốc được coi là phiên bản hệ điều hành ổn định nhất, không quá nhiều ứng dụng tiện ích gây rối. Nhờ điều này, Android gốc đem đến hiệu suất vượt trội với tốc độ nhanh hơn và trải nghiệm mượt mà hơn so với MIUI.

Cập nhật phần mềm
MIUI có thời gian cập nhật phần mềm và bảo mật chậm hơn so với Android gốc. Ngược lại, Android gốc thường được hỗ trợ nhanh chóng bởi Google và nhà sản xuất điện thoại, đồng nghĩa với việc các bản cập nhật phần mềm và bảo mật sẽ được phát hành và cài đặt ngay sau khi có sẵn.

Ổn định và sửa lỗi
Google luôn thực hiện kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi phát hành các phiên bản Android gốc. Điều này giúp đảm bảo rằng các bản cập nhật của họ hiếm khi gặp phải lỗi.
Tuy nhiên, sau khi cập nhật MIUI, có thể tồn tại một số lỗi mới xuất hiện trên thiết bị của bạn, và đôi khi chúng khó khắc phục ngay lập tức. Điều này có thể gây ra một số khó khăn và bất tiện cho người dùng, và cần phải chờ đợi các bản vá hoặc bản cập nhật tiếp theo để giải quyết các vấn đề này.

Tính năng bổ sung
Không gian thứ hai (Second space)
Với tính năng không gian thứ hai, bạn có thể tạo một vùng hoàn toàn độc lập và riêng biệt trên chiếc điện thoại của mình.
Đơn giản nói, trên cùng một chiếc smartphone, bạn có thể tận dụng một không gian để giải trí, thưởng thức phim ảnh, nghe nhạc, hoặc thả lỏng tâm hồn,… Trong khi đó, không gian còn lại có thể dành riêng cho việc học tập, làm việc hay bất cứ mục đích nào khác phù hợp với bạn.

Ứng dụng kép
Đây chính là một tính năng tuyệt vời cho phép người dùng tạo thêm một bản sao của các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị. Với điều này, bạn có thể dễ dàng tạo ứng dụng kép cho Facebook, Zalo, Messenger và nhiều ứng dụng khác.
Bạn có thể sử dụng song song hai tài khoản riêng biệt ở ứng dụng thực và ứng dụng kép. Việc này thực sự rất hữu ích và tiện lợi, cho phép bạn tận hưởng trải nghiệm đa tài khoản một cách dễ dàng và linh hoạt trên cùng một thiết bị di động.

Hỗ trợ theme
Điều đặc biệt ở MIUI chính là khác biệt so với Android gốc, vì MIUI cung cấp một nguồn chủ đề đa dạng và phong phú. Bạn sẽ dễ dàng tải xuống nhiều chủ đề hấp dẫn và không tốn phí từ Cửa hàng chủ đề mà không cần phải root thiết bị.

Khóa ứng dụng
MIUI sẽ giúp bạn giữ bí mật các ứng dụng trên điện thoại một cách hiệu quả, nếu bạn không muốn người khác lấy điện thoại và tò mò vào chúng. Bạn có thể dễ dàng khóa các ứng dụng lại một cách an toàn. Trong khi đó, Android gốc chỉ có thể cung cấp tính năng tương tự thông qua ứng dụng từ bên thứ ba, không tiện lợi như MIUI.

Ghi âm cuộc gọi
MIUI được trang bị tính năng ghi âm cuộc gọi tiện ích, cho phép bạn tự động ghi âm cuộc gọi mà không cần dùng đến bất kỳ ứng dụng bên thứ ba nào. Điều này thực sự là một ưu điểm của MIUI, giúp bạn dễ dàng lưu lại cuộc trò chuyện một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Trái lại, để thực hiện ghi âm cuộc gọi trên Android gốc, bạn sẽ phải tải xuống một ứng dụng ghi âm cuộc gọi từ Cửa hàng Play. Điều này có thể tốn thêm công sức và thời gian, cũng như tiềm ẩn rủi ro về việc tìm kiếm và cài đặt ứng dụng phù hợp. Do đó, tính năng ghi âm cuộc gọi có sẵn trên MIUI sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và trải nghiệm một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Xem thêm:
- Tài khoản Xiaomi Mi Account là gì? Cách đăng ký và tạo tài khoản
- Xiaomi Mi Home là gì? Ứng dụng quản lý tất cả các thiết bị Xiaomi
- Cân điện tử Xiaomi đo được những gì? Lợi ích khi sử dụng là gì?
Như vậy, MIUI.VN cung cấp cho bạn các thông tin về MIUI là gì, cũng như các ưu nhược điểm khi so sánh với Android gốc. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!