Trong năm 2023, thị trường sản xuất linh kiện bán dẫn xuất hiện sự vươn lên mạnh mẽ của dòng chip AMD. Vậy vi xử lý này có gì? Hãy cùng MIUI.VN tìm hiểu điểm mạnh và phân loại các dòng chip AMD Ryzen qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
Tổng quan về chip AMD
AMD hay Advanced Micro Devices là tập đoàn đa quốc gia lớn thứ 2 thế giới (sau Intel) chuyên sản xuất các linh kiện bán dẫn. Hãng được biết đến nhờ những bộ xử lý đồ họa giá thành phải chăng nhưng chất lượng cạnh tranh trực tiếp với NVIDIA.
Chưa dừng lại ở đó, chip AMD là bộ vi xử lý đến từ tập đoàn cùng tên với công nghệ và chức năng tương tự với những cái tên đình đám, thường gặp như: Intel Core i3, Core i5, Core i7 và Core i9.
Tính đến tháng 7/2023, các dòng CPU AMD đều sở hữu sức mạnh không hề kém cạnh các chipset hàng đầu khác, xứng đáng chiếm lĩnh một phần thị trường sản xuất vi xử lý (chip xử lý).
Điểm mạnh của dòng chip AMD Ryzen
Hiệu năng xử lý
Hầu hết các dòng chip AMD Ryzen đều mang đến cho khách hàng hiệu năng xử lý mạnh mẽ. Theo thống kê từ hãng, chỉ số IPC cao hơn 52% so với chip Excavator tiền nhiệm. Chưa hết, tập đoàn tích hợp hệ số nhân để bộ vi xử lý mở ra khả năng ép xung tốt nhất.
Tích hợp card đồ hoạ
Ngoài ưu điểm vượt trội về hiệu năng xử lý, chipset AMD Ryzen không hề kém cạnh bất kỳ đối thủ nào khác trên đấu trường quốc tế nhờ card đồ họa tích hợp bên trong. Bạn sẽ không tốn thêm bất kỳ chi phí mua card màn hình rời nhằm chạy những tác vụ nặng.
Tuy nhiên, nếu xem xét tổng quan thì card đồ họa tích hợp không mang đến hiệu năng như card rời nhưng chipset AMD Ryzen vẫn đảm bảo người dùng thoải mái chiến các tựa game nặng một cách mượt mà và trơn tru.
Giá bán cạnh tranh
Giá bán của chipset AMD Ryzen là lý do chính chinh phục được khách hàng, khiến nó nhanh chóng nhận được sự yêu thích và tin tưởng từ cộng đồng. Đa phần các bộ vi xử lý của hãng đều có mức giá “mềm” hơn so với hiệu năng mang lại.
Thế nhưng, mỗi thương hiệu đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bạn cần căn cứ trên nhu cầu, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của bản thân để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Phân loại các dòng chip AMD
Chip AMD Ryzen
AMD Ryzen ra mắt thị trường lần đầu tiên vào tháng 2/2017, do tập toàn AMD nghiên cứu và sản xuất trên cấu trúc Zen. Đây được xem như chipset được yêu thích nhất với mức giá khác nhau. Đồng thời, vi xử lý Ryzen chính là kỳ phùng địch thủ với chip Core của Intel.
AMD Ryzen được sản xuất nhằm phục vụ cho nhiều mục đích, nhu cầu sử dụng khác với 4 thế hệ tăng dần về hiệu năng như sau: Ryzen 3, Ryzen 5, Ryzen 7 và Ryzen 9.
Chip AMD FX
AMD FX là dòng chip thế hệ đầu tiên, với 8 nhân 8 luồng, bộ nhớ đệm 8MB cùng tốc độ xử lý khoảng 4.0 GHz – 4.3 GHz. Hiện nay, tập đoàn không còn sản xuất vi xử lý này mà dùng dòng Ryzen đã khẳng định thương hiệu và vị thế của hãng.
Chip AMD Athlon
AMD Athlon là bộ vi xử lý giá rẻ nhất đến từ tập đoàn lớn thứ 2 thế giới trong lĩnh vực linh kiện bán dẫn chuyên dành cho dân văn phòng, giải trí và làm việc nhẹ nhàng. Chỉ có 2 nhân 4 luồng cùng xung nhịp tối đa 3.2GHz vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Chip AMD Threadripper
Khác với AMD Athlon, AMD Threadripper là dòng CPU cao cấp nhất của nhà AMD, được sản xuất dành cho các kiến trúc sư vẽ 2D/3D, công ty xây dựng chuyên nghiệp, các tựa game đồ họa nặng.
Chipset có đến 16 nhân 32 luồng cho tốc độ xử lý tác vụ và đa nhiệm cực kỳ tốt. Bạn có thể thấy AMD Threadripper ở các trạm máy chủ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Chưa dừng ở đó, hãng tích hợp tính năng SenseMI, nâng cao hiệu suất.
Chip AMD Epyc
Dòng chip cuối cùng của nhà AMD, chính là thế hệ Epyc chuyên xây dựng các hệ thống server cho tập đoàn, doanh nghiệp lớn, bởi có đến 24 nhân phân làm 48 luồng, xung nhịp lên đến 3.35GHz.
Hơn nữa, AMD Epyc được phát triển trên kiến trúc Infinity Architecture, bao gồm 2 luồng: 1 luồng cho bảo mật thông tin, giao tiếp bên ngoài và 1 luồng cho lõi bộ xử lý.
Tổng hợp các dòng chip AMD Ryzen phổ biến hiện nay
Chip AMD Ryzen 3
Ryzen 3 được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm với 4 lõi và 4-8 luồng, chính là dòng CPU hiệu năng thấp nhất của AMD Ryzen. Hãng hướng đến CPU phổ thông, giá rẻ, hiệu suất thấp nhưng vẫn đáp ứng xử lý các tác vụ giải trí cơ bản, thao tác văn phòng.
Tuy hiệu năng không mạnh mẽ nhưng Ryzen 3 vẫn được AMD tích hợp nhiều công nghệ như đa màn hình, trình xuất 4K, HDR, FreeSync 2,…
Chip AMD Ryzen 5
AMD sản xuất Ryzen 5 hướng đến đối tượng phân khúc tầm trung, dành cho những người muốn sở hữu một chiếc laptop, máy tính để chơi game cấu hình nặng nhưng không tốn quá nhiều chi phí. Chipset sở hữu 4 lõi, 8 luồng giảm thiểu điện năng tiêu hao.
Ryzen 5 tích hợp công nghệ mở rộng phạm vi tần số tự động giúp thiết bị cân bằng xung nhịp với hệ thống tản nhiệt và khuếch đại khả năng hoạt động của CPU. Chưa dừng ở đó, AMD bổ sung trí tuệ nhân tạo Al giúp xử lý công việc, tác vụ hiệu quả từ phần mềm.
Chip AMD Ryzen 7
AMD Ryzen 7 là dòng chipset được định hướng vào phân khúc cận cao cấp, dành cho laptop hoặc máy tính thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhờ khả năng xử lý khối lượng công việc nhanh chóng. Bộ vi xử lý này bao gồm 8 lõi phân làm 16 luồng giảm điện năng tiêu hao.
Đặc biệt, nhờ tích hợp công nghệ SenseMi nên Ryzen 7 có tính tự thích nghi, tự học với hoạt động và ứng dụng của khách hàng. Hãng luôn mong muốn mang Ryzen 7 trở thành đối thủ cạnh tranh chính với Intel Core i7 nên đã sản xuất trên tiến trình 5nm.
Chip AMD Ryzen 9
AMD Ryzen 9 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2019, là một trong những vi xử lý mạnh mẽ và “khủng” nhất thị trường linh kiện bán dẫn, thường được trang bị trên những bộ máy streaming và render, xử lý đồ họa hay thực hiện thao tác đa nhiệm hiệu quả.
Chưa hết, AMD sở hữu bộ nhớ cache lên đến 72MB giúp bạn truy xuất vào các tập dữ liệu lớn cực nhanh.
Đánh giá sự khác nhau giữa chip AMD và chip Intel
Tiêu chí đánh giá | Chip AMD | Chip Intel |
Giá thành | Đa số rẻ hơn chip Intel, mức giá trung bình khoảng từ 30 USD trở lên | Mức giá đắt hơn chip AMD cungf hiệu năng, khoảng từ 45 USD trở lên |
Hiệu suất | Hiệu suất đồ họa cao hơn nhưng hiệu suất tính toán thấp hơn | Hiệu suất đồ họa thấp hơn bù lại hiệu suất tính toán cao hơn |
Khả năng ép xung | Dành cho dòng bình dân: Nhiều phiên bản APU khác nhau hỗ trợ tính năng ép xung Dành cho dòng cao cấp: Khả năng ép xung thấp hơn | Dành cho dòng bình dân: Ít thế hệ chipset có khả năng ép xung Dành cho dòng cao cấp: Ép xung cực kỳ tốt và mạnh mẽ |
Thông số tính năng | Hiệu suất đa luồng thấp hơn dù chip AMD có nhiều lõi và nhiều luồng hơn | Hiệu suất đa luồng tốt hơn dù chip Intel ít lõi và ít luồng hơn |
Phần mềm và trình điều khiển | Đồ họa tích hợp có hiệu suất cao hơn chẳng hơn như các mẫu chip 2200G và 2400G | Hiệu suất đồ họa tích hợp thấp hơn |
Độ phổ biến | Thiếu tính tương thích với các bộ phận khác nên ít phổ biến hơn | Phổ biến rộng rãi trên thị trường do tương thích với nhiều bộ phận, chi phí lắp đặt ban đầu rẻ hơn |
Đối tượng sử dụng | Học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng sử dụng các tác vụ cơ bản, những người muốn chơi game cấu hình thấp | Thích hợp với game thủ hay những người dùng phổ thông |
Câu hỏi thường gặp về chip AMD
Chip AMD khác biệt các dòng khác ở điểm nào?
Một số lợi của chip AMD so với các dòng khác trên thị trường như:
- Được xây dựng trên kiến trúc Transistor 14nm nhỏ hơn, tỏa nhiệt thấp hơn và giảm thiểu điện năng tiêu thụ.
- Tối ưu hóa hiệu suất nhờ những cải thiện vượt bậc về khả năng kết nối lõi bên trong.
- Cho phép người dùng ép hiệu xung hiệu quả và mạnh mẽ.
Chip AMD có phù hợp để chơi game không?
Đối với cộng đồng game thủ, chip AMD là thương hiệu phổ biến và quen thuộc. Nhiều người sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sở hữu. Danh tiếng của AMD so với các dòng chipset khác trên thị trường nổi bật hơn cả. Chip AMD là lựa chọn hoàn hảo để chơi game.
Xem thêm:
- Thông số kỹ thuật và điểm nổi bật của chip AMD Ryzen 5 5600
- Chip AMD Ryzen 3 3200G là gì? Có đặc điểm gì nổi bật?
- Thông số kỹ thuật và điểm nổi bật của chip AMD Ryzen 9 3900X
Trên đây là toàn bộ phân tích điểm mạnh và phân loại các dòng chip AMD Ryzen hiện có trên thị trường linh kiện bán dẫn. Nếu bạn đang có ý định sở hữu một máy tính, laptop phục vụ bản thân hãy đến hệ thống cửa hàng của Thế Giới Di Động để được tư vấn nhé!