Flash ROM là gì? Khi nào nên Flash ROM? Có nguy hiểm không?

Flash ROM là thuật ngữ phổ biến, đặc biệt được sử dụng trong cộng đồng người dùng Android, để chỉ quá trình cài đặt hoặc nâng cấp firmware hệ điều hành trên điện thoại di động. Vậy hãy cùng MIUI.VN tìm hiểu chi tiết về Flash ROM là gì trong bài viết này nhé!

ROM điện thoại là gì?

ROM (Read-Only Memory) được sử dụng để chỉ bộ nhớ lưu trữ dữ liệu trên điện thoại di động. Nó đại diện cho không gian có sẵn để lưu trữ các tệp tin, bao gồm video, bài hát, ảnh và phần mềm hệ thống.

Ngày nay, hầu hết các điện thoại thông minh đều được trang bị ROM có dung lượng lớn, như 16GB, 32GB, 64GB và thậm chí 128GB, 256GB, 512GB hoặc cao hơn nữa. Dung lượng ROM lớn cho phép người dùng lưu trữ nhiều dữ liệu, ứng dụng trên điện thoại.

ROM được sử dụng để chỉ bộ nhớ lưu trữ dữ liệu trên điện thoại di động
ROM được sử dụng để chỉ bộ nhớ lưu trữ dữ liệu trên điện thoại di động

Flash ROM là gì?

Flash ROM là quá trình cài đặt lại toàn bộ hoặc nâng cấp bản ROM trên một chiếc điện thoại. Vài năm trước thì đa số người thường sử dụng ROM Cook (ROM tùy chỉnh cho máy nhẹ hơn), tuy nhiên hiện tại thì không còn ai sử dụng nữa.

Flash ROM là quá trình cài đặt lại toàn bộ hoặc nâng cấp bản ROM
Flash ROM là quá trình cài đặt lại toàn bộ hoặc nâng cấp bản ROM

Flash ROM được sử dụng khi nào?

Flash ROM trên Android được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Một số thiết bị Android có thể không có sẵn các ứng dụng quan trọng như CH Play (Google Play Store) hoặc Google Maps do hạn chế từ nhà sản xuất hoặc phiên bản ROM tùy chỉnh.
  • Bằng cách flash ROM tùy chỉnh, người dùng có thể loại bỏ các ứng dụng mặc định của nhà sản xuất và tùy chỉnh hệ thống theo ý muốn.
  • Một số thiết bị Android thuần Trung Quốc có thể bị chặn một số dịch vụ từ nhà sản xuất. Flash ROM tùy chỉnh có thể giúp vượt qua các hạn chế này và cung cấp trải nghiệm Android đầy đủ.
  • Một số phiên bản ROM gốc có thể chiếm quá nhiều dung lượng ổ cứng, gây giảm dung lượng lưu trữ sẵn có trên thiết bị. Flash ROM nhẹ hơn hoặc tùy chỉnh có thể giúp giải phóng dung lượng và cải thiện hiệu suất.
Flash ROM có thể dùng trong nhiều trường hợp
Flash ROM có thể dùng trong nhiều trường hợp

Flash ROM khác với Root và Up ROM như thế nào?

  • Root: Đây là quá trình can thiệp vào hệ thống điện thoại để có quyền truy cập và điều khiển tối đa. Khi bạn root thiết bị, bạn có thể truy cập vào các phần của hệ thống và tùy chỉnh giao diện, cài đặt ứng dụng không được phép, thay đổi các thiết lập,…
  • Up ROM: Hiểu đơn giản nó là cập nhật phiên bản ROM (hệ điều hành) mới hơn cho thiết bị. Nhà sản xuất và nhà phát triển phát hành các bản cập nhật ROM để cải thiện hiệu suất, sửa lỗi bảo mật và thêm tính năng mới.
  • Flash ROM: Flash ROM đề cập đến việc cài lại toàn bộ hệ điều hành trên thiết bị. Quá trình này bao gồm xóa phiên bản ROM hiện tại và cài đặt một phiên bản ROM khác.
Sự khác nhau giữa Flash ROM khác với Root và Up ROM
Sự khác nhau giữa Flash ROM khác với Root và Up ROM

Những lưu ý quan trọng khi Flash Rom Android

  • Backup dữ liệu: Trước khi flash ROM, hãy sao lưu dữ liệu quan trọng như danh bạ, tin nhắn, ảnh, video và các tệp quan trọng khác. Quá trình flash ROM có thể làm mất dữ liệu trên điện thoại, do đó việc backup giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.
  • Đảm bảo pin: Hãy đảm bảo rằng pin trên điện thoại của bạn đủ trên 50% hoặc sạc điện thoại lên trước khi flash ROM. Quá trình flash ROM có thể tốn nhiều năng lượng và nếu pin hết trong quá trình cài đặt, điện thoại bạn sẽ rơi vào tình trạng brick đấy.
  • Unlock bootloader: Trước khi flash ROM tùy chỉnh, bạn cần phải mở khóa bootloader trên điện thoại của mình. Quá trình này khác nhau đối với từng thiết bị, vì vậy hãy tìm hiểu và tải về các tệp cần thiết để mở khóa bootloader cho thiết bị cụ thể của bạn.
  • Bật chế độ USB Debugging: Trước khi flash ROM, hãy đảm bảo rằng chế độ USB Debugging đã được kích hoạt trên điện thoại. Điều này cho phép máy tính kết nối với điện thoại thông qua cổng USB để thực hiện các tác vụ flash ROM.
Những lưu ý quan trọng khi Flash Rom Android
Những lưu ý quan trọng khi Flash Rom Android

Cách Flash Rom đơn giản và nhanh chóng

Bước 1: Để Flash ROM, bạn cần cài đặt Custom Recovery cho thiết bị của mình. Điều này cho phép bạn cài đặt ROM trực tiếp trên thiết bị mà không cần sử dụng máy tính. Một lần cài đặt là đủ và bạn có thể tải bản ROM trực tiếp về điện thoại và cài đặt.

Bạn hãy cài đặt Custom Recovery cho thiết bị của mình
Bạn hãy cài đặt Custom Recovery cho thiết bị của mình

Bước 2: Bạn có thể tìm kiếm các bản ROM được phát triển bởi các nhà phát triển độc lập trên các diễn đàn Android chuyên về điện thoại. ROM thường được đóng gói dưới định dạng file .zip, đây là định dạng chuẩn cho các bản ROM.

Sau khi tải về, bạn chỉ cần sao chép file ROM vào bộ nhớ trong của thiết bị và chuẩn bị sẵn để flash mà không cần giải nén.Dưới đây là một số nguồn bạn có thể tìm ROM: Tinh Tế, diễn đàn XDACyanogenMod.

Tìm kiếm các bản ROM trên các diễn dàn công nghệ
Tìm kiếm các bản ROM trên các diễn dàn công nghệ

Bước 3: Sau khi đã có ROM và sao chép vào thiết bị theo hai bước trên. Bạn hãy giải nén file .zip để bắt đầu quá trình flash.

Giải nén file zip và tiến hành Flash
Giải nén file zip và tiến hành Flash

Ngoài ra, bạn có thể Flash ROM cho điện thoại trên máy tính như sau (dùng app iMyFone Fixppo):

  • Bước 1: Tải iMyFone Fixppo về máy từ nguồn tải tại đây. Mở iMyFone Fixppo và nhấn vào nút “Start” trong phần mềm để tiếp tục.
  • Bước 2: Điền thông tin chi tiết về điện thoại Android của bạn trong phần mềm và nhấp vào “Download Firmware” để tải xuống firmware phù hợp.
Điền thông tin chi tiết về điện thoại Android của bạn
Điền thông tin chi tiết về điện thoại Android của bạn
  • Bước 3: Xác nhận thông tin đã được tải xuống và nhấn “Start” để tiếp tục quá trình. Đặt điện thoại vào chế độ “Download Mode” (chế độ tải xuống).
Đặt điện thoại vào chế độ "Download Mode" (chế độ tải xuống)
Đặt điện thoại vào chế độ “Download Mode” (chế độ tải xuống)
  • Bước 4: Kết nối thiết bị của bạn với máy tính để bắt đầu quá trình flash ROM.
Kết nối thiết bị của bạn với máy tính để bắt đầu quá trình flash ROM
Kết nối thiết bị của bạn với máy tính để bắt đầu quá trình flash ROM

Flash ROM có nguy hiểm không?

Việc flash ROM có thể gây hư hỏng phần cứng hoặc biến chiếc điện thoại yêu quý của bạn thành “cục gạch” đúng nghĩa như đã nói ở trên nếu không thực  hiện đúng cách. Ngoài ra, việc mở khóa bootloader để flash ROM có thể làm mất bảo hành của thiết bị.

Việc flash ROM có thể gây hư hỏng phần cứng
Việc flash ROM có thể gây hư hỏng phần cứng

Xem thêm:

Thông qua bài viết này của MIUI.VN, hy vọng bạn sẽ biết thêm về khái niệm Flash ROM là gì. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ đến rộng rãi để mọi người cùng nhau đọc nhé!

Nguyen Tat Dat
Nguyen Tat Dat
Tất Đạt đã có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content và SEO nhất là ở các lĩnh vực liên quan đến công nghệ. Với trải nghiệm sâu trong các sản phẩm công nghệ, các bai viết của Đạt sẽ bám sát thực tế giúp người dùng có thể thông qua bài viết để thực hiện được các thủ thuật công nghệ tốt nhất.
Bài viết liên quan

Ứng dụng kép Xiaomi là gì? Cách dùng ứng dụng kép trên Xiaomi

Chắc hẳn ai sử dụng điện thoại Xiaomi hay các dòng  điện thoại khác đều nghe đến chức năng nhân đôi ứng dụng. Vậy...

Hướng dẫn cách xóa tài khoản Google vĩnh viễn đơn giản, nhanh chóng

Khi bạn thêm quá nhiều tài khoản Google hoặc có những tài khoản không dùng đến thì bạn sẽ muốn xóa chúng khỏi thiết...

Cách sử dụng Auto Click trên iOS cực đơn giản và chi tiết

Tính năng Auto Click rất tiện lợi và không chỉ có trên Android mà còn cả trên iOS. Bài viết sau đây sẽ hướng...

Cài đặt Xiaomi Tool để giúp bạn flash ROM mà không cần mở khóa Bootloader

Muốn flash ROM trên điện thoại Xiaomi, bạn cần phải mở khóa Bootloader. Tuy nhiên, sau khi mở khóa thì điện thoại thường gặp...

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH