MIUI là gì? Các phiên bản MIUI và ưu điểm so với Android gốc

Với những bạn mới biết đến thương hiệu Xiaomi thường sẽ thắc mắc MIUI là gì. MIUI là giao diện người dùng do tập đoàn công nghệ Xiaomi tạo ra dựa trên nền tảng Android. Hôm nay, hãy cùng MIUI.VN tìm hiểu chi tiết về các tính năng, ưu điểm và những điểm độc đáo của MIUI nhé!

MIUI là gì? Chạy trên các thiết bị nào?

MIUI hay còn gọi MI User Interface là giao diện người dùng của Xiaomi – một sản phẩm của tập đoàn công nghệ Xiaomi. Tuy ra đời như một bản stock và hệ điều hành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, dựa trên nền tảng Android của Google, nhưng MIUI không chỉ đơn thuần là một phiên bản Android tiêu chuẩn.

Nếu nhìn sâu hơn vào MIUI, ta sẽ phát hiện nó ẩn chứa vô số tính năng và theme hấp dẫn, nhờ đó mà nó thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng. Có thể nói rằng MIUI đã định vị riêng mình như một giao diện độc đáo và cá nhân hơn so với bản Android gốc.

Không chỉ riêng các sản phẩm do Xiaomi sản xuất, mà tất cả điện thoại và máy tính bảng khác cũng có thể tận hưởng trải nghiệm MIUI mà không phân biệt hãng. Xiaomi đã đưa ra hỗ trợ cài đặt MIUI lên các thiết bị khác giúp mở rộng phạm vi sử dụng của giao diện độc đáo này.

Xem thêm: Xiaomi dùng hệ điều hành gì? Các tính năng nổi bật bạn nên biết

MIUI hay còn gọi MI User Interface là giao diện người dùng của Xiaomi
MIUI hay còn gọi MI User Interface là giao diện người dùng của Xiaomi

MIUI chạy trên các điện thoại thông minh và máy tính bảng của Xiaomi và Redmi (thương hiệu con của Xiaomi). Các thiết bị mới hiện nay của Xiaomi sẽ chạy HyperOS. HyperOS là một hệ điều hành mới được Xiaomi phát triển nhằm thay thế cho MIUI trên các thiết bị của họ. Nó được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và tương thích đa nền tảng, đồng thời mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Tham khảo: HyperOS là gì?

Các loại hệ điều hành MIUI

Bản nội địa

Nếu ta quyết định đặt mua một chiếc điện thoại Xiaomi trực tiếp từ trang web Mi ở Trung Quốc. Chắc chắn rằng phiên bản MIUI China Stable (phiên bản ổn định chỉ dành riêng cho thị trường Trung Quốc) sẽ được cài đặt sẵn trên thiết bị đó.Phiên bản này được thiết kế với sự tối ưu hóa cho người dùng trong nước, nơi các dịch vụ của Google không được sử dụng rộng rãi.

Thay vì Google Play, người dùng sẽ có Mi App Store để tải các ứng dụng. Bản China Stable cũng có nhiều ứng dụng và tính năng dành riêng cho thị trường Trung Quốc, chẳng hạn như các dịch vụ thanh toán nội địa, ứng dụng giải trí và mạng xã hội phổ biến.

Ngoài ra, MIUI China thường đi trước phiên bản quốc tế về mặt tính năng mới, nhưng lại thiếu hỗ trợ cho các dịch vụ quốc tế, điều này khiến cho nó không phù hợp với người dùng ngoài Trung Quốc nếu không có sự can thiệp tùy chỉnh sâu hơn.

 MIUI China Stable sẽ được cài đặt sẵn trên thiết bị đó
MIUI China Stable sẽ được cài đặt sẵn trên thiết bị đó

Bản quốc tế

Nếu bạn chọn mua một chiếc điện thoại Xiaomi từ các nguồn chính thức và hưởng chế độ bảo hành trực tiếp từ trang web chính thức của Mi. Thì nó sẽ được trang bị phiên bản MIUI Global Stable (phiên bản ổn định quốc tế) trên thiết bị đó.

MIUI Global Stable là phiên bản dành cho thị trường quốc tế, được tối ưu hóa để hoạt động tốt với các dịch vụ của Google như Google Play Store, Google Maps và Gmail. Phiên bản này được Xiaomi phát hành cho người dùng ngoài Trung Quốc và có sự hỗ trợ đa ngôn ngữ.

MIUI Global có ít ứng dụng được cài đặt sẵn hơn và thường được trang bị tính năng “sạch” hơn, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tùy chỉnh và cài đặt thêm các ứng dụng từ Google Play.

Phiên bản MIUI Global cũng có tốc độ cập nhật tương đối chậm hơn so với MIUI China, do cần thời gian để tối ưu hóa và kiểm tra cho các thị trường quốc tế khác nhau. Tuy nhiên, bản này lại có sự ổn định cao và thích hợp cho những ai không muốn can thiệp sâu vào hệ thống.

Phiên bản MIUI Global Stable (phiên bản ổn định quốc tế) sẽ được trang bị trên thiết bị
Phiên bản MIUI Global Stable (phiên bản ổn định quốc tế) sẽ được trang bị trên thiết bị

Sự khác biệt giữa MIUI nội địa và quốc tế

Về giao diện

Điều đầu tiên khi so sánh giữa bản nội địa và quốc tế là sự khác biệt về giao diện Home. Nhìn chung, cả hai giao diện đều khá tương đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở số lượng Super Icons trên bản Global, nó đã được tăng cường hơn so với phiên bản nội địa của.

MIUI nội địa có giao diện chứa nhiều yếu tố liên quan đến văn hóa và thói quen của người dùng Trung Quốc, như các biểu tượng dịch vụ tài chính, ứng dụng giải trí và công cụ điều hướng bản địa. Phiên bản nội địa thường tích hợp sâu hơn các dịch vụ của Xiaomi, như Mi Wallet hoặc các công cụ quản lý gia đình thông minh của Xiaomi, mà các phiên bản quốc tế không có hoặc chỉ giới hạn ở một số khu vực.

Trong khi đó, MIUI quốc tế được tinh giản hơn với ít ứng dụng cài sẵn và giao diện phù hợp với người dùng quốc tế.

Giao diện tương tự, khác biệt nằm ở số lượng Super Icons
Giao diện tương tự, khác biệt nằm ở số lượng Super Icons

Hỗ trợ mở rộng AI

Một điểm khác biệt thú vị nữa mà không thể bỏ qua đó chính là Mi AI – trợ lý ảo do Xiaomi tự phát triển. Mi AI trong phiên bản nội địa có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong một số trường hợp sử dụng. Hơn nữa, MIUI China cũng được tích hợp thêm các tính năng AI như tự động chỉnh sửa ảnh, phân loại thông minh và đề xuất nội dung cá nhân hóa, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng trong các hoạt động thường ngày.

Tuy nhiên, đối với phiên bản quốc tế, người dùng có cơ hội khám phá và lựa chọn từ một loạt trợ lý ảo phong phú khác như Google Assistant, Amazon Alexa hay những mô hình ngôn ngữ như Chat GPT hay Bing AI. Do đó, Mi AI được giới hạn sử dụng chỉ trên các thiết bị tại thị trường nội địa.

Đáng chú ý, các thiết bị phiên bản quốc tế mặc định sẽ không có Mi AI tích hợp. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể tự cài đặt thông qua tập tin APK nếu muốn.

MI AI trong phiên bản nội địa có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng
MI AI trong phiên bản nội địa có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng

Về Widgets

Một khác biệt khác là việc MIUI nội địa hỗ trợ nhiều Widgets hơn so với phiên bản quốc tế. Trong MIUI China, người dùng có thể dễ dàng truy cập vào các Widgets đa dạng liên quan đến thời tiết, quản lý tài chính, quản lý thiết bị thông minh, và cả các ứng dụng liên quan đến cuộc sống hàng ngày như giao đồ ăn, mua sắm trực tuyến. Những Widgets này được tối ưu cho thị trường Trung Quốc và có sự kết nối sâu rộng với các dịch vụ bản địa.

Ở phiên bản quốc tế, số lượng Widgets được giới hạn, chủ yếu là các tiện ích liên quan đến Google hoặc những ứng dụng quốc tế phổ biến. Điều này giúp MIUI quốc tế duy trì tính gọn gàng nhưng có thể ít hấp dẫn với những ai yêu thích tùy biến sâu.

Giao diện Widgets giữa phiên bản nội địa và quốc tế của MIUI rất rõ ràng
Giao diện Widgets giữa phiên bản nội địa và quốc tế của MIUI rất rõ ràng

Về Google

Do nhu cầu sử dụng khác nhau giữa các quốc gia, các thiết bị được bán tại thị trường nội địa không tích hợp các dịch vụ mặc định của Google. Tuy nhiên, đừng lo lắng, người dùng vẫn có cách để kích hoạt các dịch vụ cơ bản của Google bằng cách tải và cài đặt các tệp APK.

Mặc dù vậy, nếu bạn đang sử dụng bản Global của Xiaomi nhưng muốn trải nghiệm các dịch vụ của thị trường nội địa, bạn sẽ cần chuyển sang ROM China. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận đầy đủ các tính năng và dịch vụ mà phiên bản nội địa cung cấp.

Thiết bị được bán tại thị trường nội địa không tích hợp các dịch vụ mặc định của Google
Thiết bị được bán tại thị trường nội địa không tích hợp các dịch vụ mặc định của Google

Khác biệt về Pin

Trong việc so sánh pin giữa phiên bản nội địa và quốc tế, có nhiều yếu tố tác động đến hiệu suất pin như dung lượng pin, cách quản lý pin và các tính năng tiết kiệm pin, cũng như cách người dùng sử dụng thiết bị.

Dựa trên một số báo cáo và đánh giá từ các chuyên gia, có những khẳng định rằng phiên bản nội địa có thời lượng pin tốt hơn so với phiên bản MIUI quốc tế. Mặc dù có sự khác biệt về pin, nhìn tổng thể, chênh lệch này không đáng kể lắm và không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm sử dụng của người dùng.

Phiên bản nội địa có thời lượng pin tốt hơn so với phiên bản MIUI quốc tế
Phiên bản nội địa có thời lượng pin tốt hơn so với phiên bản MIUI quốc tế

Hệ sinh thái và tích hợp của MIUI

Tích hợp với các thiết bị IoT của Xiaomi

Một trong những điểm mạnh lớn nhất của MIUI là khả năng tích hợp sâu với hệ sinh thái các thiết bị IoT (Internet of Things) của Xiaomi. MIUI được tối ưu hóa để hoạt động tốt với các sản phẩm thông minh như đèn, tivi, camera an ninh, máy lọc không khí, và nhiều thiết bị khác từ dòng sản phẩm Mi Home. Người dùng có thể dễ dàng kết nối và điều khiển các thiết bị này thông qua ứng dụng Mi Home được tích hợp sẵn trong MIUI.

Ngoài ra, MIUI còn cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị thông minh, giúp tạo ra một môi trường kết nối liền mạch và tiện lợi cho người dùng trong các hoạt động hàng ngày như điều khiển đèn bằng giọng nói, kiểm tra camera an ninh hay điều chỉnh nhiệt độ phòng từ xa.

Xem thêm:

Mi Share và tính năng chia sẻ tệp

MIUI còn nổi bật với tính năng Mi Share – một công cụ chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị Xiaomi, Redmi, POCO và thậm chí cả các thương hiệu điện thoại khác như Oppo, Vivo và Realme. Với Mi Share, người dùng có thể chuyển tệp tin, ảnh và video giữa các thiết bị một cách nhanh chóng mà không cần kết nối internet. Tốc độ chia sẻ cực nhanh và tiện lợi này giúp MIUI vượt trội hơn trong việc hỗ trợ giao tiếp không dây giữa các thiết bị trong hệ sinh thái Xiaomi.

Khả năng chia sẻ dễ dàng này không chỉ giúp tăng cường sự tiện lợi cho người dùng, mà còn là một phần trong chiến lược của Xiaomi để củng cố vị trí của mình trong thị trường thiết bị thông minh và hệ sinh thái số.

Các phiên bản MIUI

Xem thêm: Cách cập nhật MIUI 14 và danh sách các thiết bị được cập nhật

Kể từ ngày ra mắt, MIUI đã chính thức cung cấp hỗ trợ cho các phiên bản sau đây:

Phiên bản MIUIPhiên bản AndroidNgày phát hànhThay đổi đáng chú ý
MIUI V12.116/08/2010
  • Phát hành đầu tiên
MIUI V22.1 – 2.3.6Không xác định
  • Thiết kế lại giao diện người dùng
MIUI V32.3.6Không xác định
  • Thiết kế lại giao diện người dùng
MIUI V44.0.4 – 4.1.2Không xác định
  • Giao diện người dùng mới
  • Thêm phần mềm diệt virus
MIUI V54.1.2 – 4.4.201/03/2013
  • Giao diện người dùng mới
  • Tất cả các Dịch vụ của Google đã được gỡ bỏ trong Phiên bản Trung Quốc
MIUI 64.4.2 – 5.0.229/08/2014
  • Giao diện người dùng mới
MIUI 74.4.2 – 6.0.113/08/2015
  • Bootloader được chọn trên thiết bị cũ bị khóa và sau đó tất cả được phát hành
MIUI 84.4.2 – 7.1.216/06/2016
  • Thay đổi nhỏ đối với giao diện người dùng
  • Cập nhật ứng dụng hệ thống
  • Đã thêm hỗ trợ cho Không gian thứ hai và ứng dụng kép
MIUI 94.4.2 – 8.1.010/08/2017
  • Thay đổi nhỏ đối với giao diện người dùng
  • Đã thêm màn hình chia nhỏ
  • Cải thiện Bóng thông báo và QuickCard (hiện được gọi là App Vault)
  • Chế độ im lặng (silent mode) mới
  • Đã thêm phím tắt và cử chỉ
  • Đã thêm mở khóa bằng khuôn mặt
MIUI 106.0 – 919/06/2018
  • Bóng thông báo mới
  • Chức năng thông báo mở rộng
  • Tích hợp cao hơn với Xiaomi
  • Thay đổi nhỏ đối với giao diện người dùng
  • Đã xóa chủ đề màu đen (Mi Note 2)
MIUI 117.0 – 1022/10/2019
  • Chế độ siêu tiết kiệm pin cho phiên bản Trung Quốc
  • Tải xuống ứng dụng Ghi chú của MIUI
  • Hình ảnh động hiển thị mượt mà hơn
  • Bản ROM Trung Quốc đầu tiên
MIU 129 – 1127/04/2020
  • Chế độ tối 2.0
  • Cử chỉ và hoạt ảnh mới (Hoạt ảnh mượt mà hơn, trong hộp)
  • Bóng thông báo mới
  • Trợ giúp AI cho các cuộc gọi (trả lời tự động)
  • Tập trung vào quyền riêng tư hơn
  • Đã thêm siêu tiết kiệm pin cho phiên bản toàn cầu
  • Đã thêm Chế độ thu gọn
  • Đã thêm hộp công cụ Video.
  • Hoạt ảnh vân tay mới
  • Bộ lọc máy ảnh và thư viện mới
  • Kho ứng dụng được thiết kế lại
MIUI 12.510 – 1228/12/2020
  • Âm thanh thiên nhiên mới của thông báo
  • Hình ảnh động mượt mà hơn
  • Thư mục ứng dụng được thiết kế lại
  • Đã thêm bố cục dọc cho Gần đây (chỉ trên Android 11)
  • Cải tiến cho Mi Notes
  • Đã thêm hình nền Siêu mới
  • Đã thêm đo nhịp tim bằng máy ảnh (chỉ ở Trung Quốc)
MIUI 1311 – 1328/12/2021
  • Chế độ một tay mới từ Android 12
  • Kho ứng dụng được thiết kế lại
  • Phông chữ Mi Sans mới (chỉ ở Trung Quốc)
  • Trung tâm điều khiển được thiết kế lại
  • Hình nền động mới
  • Đã thêm thanh bên (chỉ điện thoại)
  • Hộp công cụ Video và Game Turbo được thiết kế lại
  • Cải thiện đa nhiệm trên máy tính bảng
  • Mi Smart Hub mới (Chỉ ở Trung Quốc)
  • Ứng dụng ghi chú được thiết kế lại
  • Hoạt hình vân tay được cải thiện
  • Trình khởi chạy MIUI được cải tiến
MIUI 1412 – 1311/12/2022
  • Thay đổi nhỏ đối với giao diện người dùng
  • Widgets mới
  • Hình nền mới
  • Super Icons
  • Photon Engine
  • Razor Project
  • MIUI Interconnect

Giải thích thuật ngữ liên quan

  • Widgets: Các tiện ích
  • Super Icons: Chức năng điều chỉnh kích thước icon
  • Photon Engine: hỗ trợ tăng tốc độ các ứng dụng bên thứ ba
  • Razor Project: giảm thiểu hoặc cắt giảm lãng phí hệ thống
  • MIUI Interconnect: tốc độ kết nối tai nghe và truyền hình ảnh trong khi phát trực tiếp

Ưu, nhược điểm của MIUI so với Android gốc

Các ứng dụng mặc định

MIUI đi kèm với nhiều ứng dụng mặc định do Xiaomi phát triển, cung cấp trải nghiệm toàn diện mà không cần cài đặt thêm ứng dụng bên ngoài. Các ứng dụng như trình duyệt Mi Browser, quản lý tệp, ứng dụng bảo mật, và Mi Remote (điều khiển các thiết bị điện tử bằng hồng ngoại) đều được tích hợp sẵn. Điều này mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi họ có đầy đủ công cụ phục vụ nhu cầu hàng ngày ngay từ lúc khởi động máy.

Tuy nhiên, nhược điểm của việc có nhiều ứng dụng mặc định là một số ứng dụng không thể gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa. Điều này có thể gây khó chịu cho những người dùng thích sự đơn giản và tối ưu, vì MIUI có thể làm tăng dung lượng bộ nhớ và tiêu thụ tài nguyên. Ngược lại, Android gốc thường chỉ cài đặt những ứng dụng tối thiểu cần thiết, giúp hệ điều hành gọn nhẹ và linh hoạt hơn.

Các thiết bị chạy Android gốc được cài đặt sẵn các ứng dụng Google không thể gỡ bỏ được
Các thiết bị chạy Android gốc được cài đặt sẵn các ứng dụng Google không thể gỡ bỏ được

Hiệu suất

MIUI được tối ưu hóa để hoạt động hiệu quả trên các thiết bị của Xiaomi, với giao diện mượt mà và tích hợp nhiều tính năng tùy chỉnh. Xiaomi đã phát triển các thuật toán quản lý tài nguyên thông minh giúp tăng cường hiệu suất, đặc biệt trên các thiết bị cao cấp.

Tuy nhiên, MIUI có thể gặp tình trạng giật lag hoặc hao pin trên các thiết bị tầm trung hoặc giá rẻ, vì hệ điều hành này khá nặng do chứa nhiều tính năng bổ sung. Điều này khiến MIUI kém mượt mà hơn so với Android gốc, vốn nổi tiếng với sự nhẹ nhàng và tối ưu hóa hiệu suất tốt ngay cả trên các thiết bị cấu hình thấp.

Android gốc được coi là phiên bản hệ điều hành ổn định nhất
Android gốc được coi là phiên bản hệ điều hành ổn định nhất

Cập nhật phần mềm

Xiaomi thường xuyên cập nhật MIUI với các tính năng mới và cải tiến giao diện. Các bản cập nhật MIUI không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn bổ sung nhiều tính năng mới, thường xuyên mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Tuy nhiên, việc cập nhật MIUI có thể không đồng đều trên tất cả các thiết bị. Mặc dù hệ điều hành MIUI được cập nhật thường xuyên, nhưng việc cập nhật phiên bản Android có thể bị chậm trễ so với Android gốc. Người dùng Android gốc, đặc biệt là trên các thiết bị Pixel, thường nhận được các bản cập nhật Android sớm hơn và có thời gian hỗ trợ dài hơn.

MIUI có thời gian cập nhật phần mềm và bảo mật chậm hơn so với Android gốc
MIUI có thời gian cập nhật phần mềm và bảo mật chậm hơn so với Android gốc

Ổn định và sửa lỗi

MIUI đã trải qua nhiều phiên bản cải tiến để tăng cường độ ổn định, đặc biệt là trên các thiết bị cao cấp. Xiaomi cũng rất nhanh chóng trong việc tung ra các bản sửa lỗi khi có phản hồi từ người dùng.

Tuy nhiên, MIUI thường gặp phản hồi về việc xuất hiện nhiều lỗi sau mỗi bản cập nhật lớn, đặc biệt là trên các thiết bị không phải flagship. Một số lỗi phổ biến có thể liên quan đến hao pin, kết nối mạng không ổn định, hoặc vấn đề về giao diện. Android gốc, với giao diện đơn giản và ít tùy biến, thường ít gặp vấn đề về lỗi và được biết đến với sự ổn định tốt hơn.

Google luôn thực hiện kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi phát hành các phiên bản Android gốc
Google luôn thực hiện kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi phát hành các phiên bản Android gốc

Tính năng bổ sung của MIUI so với Android gốc

Không gian thứ hai (Second space)

MIUI cung cấp tính năng Second Space cho phép người dùng tạo một không gian riêng biệt với các ứng dụng, dữ liệu và cài đặt khác nhau, giống như có hai tài khoản người dùng trên cùng một thiết bị. Đây là một tính năng rất hữu ích nếu bạn muốn giữ thông tin cá nhân và công việc tách biệt.

Android gốc không có tính năng này. Trên Android, bạn cần sử dụng các tài khoản người dùng hoặc cài đặt ứng dụng của bên thứ ba để có trải nghiệm tương tự.

Bạn có thể tạo một vùng hoàn toàn độc lập và riêng biệt trên chiếc điện thoại của mình
Bạn có thể tạo một vùng hoàn toàn độc lập và riêng biệt trên chiếc điện thoại của mình

Ứng dụng kép

Đây chính là một tính năng tuyệt vời cho phép người dùng tạo thêm một bản sao của các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị. Với điều này, bạn có thể dễ dàng tạo ứng dụng kép cho Facebook, Zalo, Messenger và nhiều ứng dụng khác.

Bạn có thể sử dụng song song hai tài khoản riêng biệt ở ứng dụng thực và ứng dụng kép. Việc này thực sự rất hữu ích và tiện lợi, cho phép bạn tận hưởng trải nghiệm đa tài khoản một cách dễ dàng và linh hoạt trên cùng một thiết bị di động.

Bạn có thể dễ dàng tạo ứng dụng kép cho Facebook, Zalo, Messenger và nhiều ứng dụng
Bạn có thể dễ dàng tạo ứng dụng kép cho Facebook, Zalo, Messenger và nhiều ứng dụng

Hỗ trợ theme

MIUI nổi bật với kho chủ đề đa dạng và dễ tùy chỉnh. Người dùng có thể thay đổi giao diện toàn bộ hệ thống, từ biểu tượng, phông chữ, đến màu sắc của các menu. Tính năng này giúp MIUI trở thành một trong những giao diện dễ cá nhân hóa nhất.

Android gốc chỉ có một số lựa chọn tùy chỉnh hạn chế về màu sắc và chế độ sáng/tối, không cung cấp khả năng thay đổi chủ đề một cách toàn diện như MIUI.

MIUI cung cấp một nguồn chủ đề đa dạng và phong phú
MIUI cung cấp một nguồn chủ đề đa dạng và phong phú

Khóa ứng dụng

MIUI sẽ giúp bạn giữ bí mật các ứng dụng trên điện thoại một cách hiệu quả, nếu bạn không muốn người khác lấy điện thoại và tò mò vào chúng. Bạn có thể dễ dàng khóa các ứng dụng lại một cách an toàn. Trong khi đó, Android gốc chỉ có thể cung cấp tính năng tương tự thông qua ứng dụng từ bên thứ ba, không tiện lợi như MIUI.

MIUI sẽ giúp bạn giữ bí mật các ứng dụng trên điện thoại một cách hiệu quả
MIUI sẽ giúp bạn giữ bí mật các ứng dụng trên điện thoại một cách hiệu quả

Ghi âm cuộc gọi

MIUI được trang bị tính năng ghi âm cuộc gọi tiện ích, cho phép bạn tự động ghi âm cuộc gọi mà không cần dùng đến bất kỳ ứng dụng bên thứ ba nào. Điều này thực sự là một ưu điểm của MIUI, giúp bạn dễ dàng lưu lại cuộc trò chuyện một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Trái lại, để thực hiện ghi âm cuộc gọi trên Android gốc, bạn sẽ phải tải xuống một ứng dụng ghi âm cuộc gọi từ Cửa hàng Play. Điều này có thể tốn thêm công sức và thời gian, cũng như tiềm ẩn rủi ro về việc tìm kiếm và cài đặt ứng dụng phù hợp. Do đó, tính năng ghi âm cuộc gọi có sẵn trên MIUI sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và trải nghiệm một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

MIUI được trang bị tính năng ghi âm cuộc gọi tiện ích
MIUI được trang bị tính năng ghi âm cuộc gọi tiện ích

Xem thêm:

Như vậy, MIUI.VN cung cấp cho bạn các thông tin về MIUI là gì, cũng như các ưu nhược điểm khi so sánh với Android gốc. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Bài viết liên quan